Luật cư trú quy định về việc mỗi gia đình sẽ được cấp sổ hộ khẩu, và đây là căn cứ để nhà nước quản lý dân cư cũng như để hộ gia đình thực hiện các giao dịch liên quan. Mỗi sổ hộ khẩu sẽ có một cá nhân đứng ra làm đại diện làm chủ hộ. Vậy, quyền và nghĩa vụ của chủ hộ được quy định như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013
Nội dung tư vấn
Quyền của chủ hộ trong việc nhập/tách hộ khẩu
Tách hộ khẩu
Tách Sổ hộ khẩu là một thủ tục hành chính về việc một người đang đăng ký thường trú và có tên trong một Sổ hộ khẩu muốn làm các thủ tục xóa tên trong Sổ hộ khẩu đó và đăng ký Sổ hộ khẩu mới.
Chuyển hộ khẩu là việc người đang có thông tin trong sổ hộ khẩu, làm thủ tục chuyển thông tin sang sổ hộ khẩu khác. Đây là thủ tục thực hiện với trường hợp có việc chuyển nơi thường trú. Tuy cũng là chuyển thông tin từ sổ hộ khẩu này sang sổ khác, nhưng khác với Tách khẩu thì chuyển khẩu không làm phát sinh sổ hộ khẩu mới.
Nhập hộ khẩu
Việc nhập hộ khẩu sẽ có hệ quả là đăng ký thông tin của một cá nhân/hộ gia đình đang sinh sống tại địa chỉ đó. Chính vì thế, nhập khẩu chính là thủ tục cần thực hiện sau khi đã làm thủ tục chuyển hộ khẩu, xóa tên khỏi Sổ hộ khẩu cũ.
Căn cứ theo luật cư trú 2006 thì chủ hộ có các quyền sau:
- Cho phép những người không có quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột, nếu đủ điều kiện, thì vẫn được nhập vào hộ khẩu của hộ gia đình
- Cho phép một thành viên đã được nhập hộ khẩu thực hiện tách khẩu.
Cụ thể được quy định tại Điều 25,27 Luật Cư trú 2006
Ngoài ra, việc xin ý kiến của chủ hộ đóng 1 vai trò rất quan trong trong việc thay đổi nhân khẩu trong sổ hộ khẩu gia đình. Bên cạnh đó; khi muốn có sự thay đổi đổi về họ tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh; hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong Sổ hộ khẩu thì thủ tục làm việc với cơ quan nhà nước về thay đổi thông tin trong sổ cũng được thực hiện bởi chủ hộ. Quy định cụ thể tại Điều 29 Luật cư trú 2006
Chủ hộ nhưng không có quyền bán đất !
Nhiều người lầm tưởng rằng việc đứng tên trên sổ hộ khẩu thì chủ hộ được quyền bán đất; tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, bán được hay không thì căn cứ vào ai là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thay vì sổ hộ khẩu.
Như vậy, đất được giao cho hộ gia đình thì lúc có nhu cầu bán, giao dịch bán quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình thể hiện bằng văn bản đã có công chứng, chứng thực.
Hơn nữa, nếu đất được giao cho cá nhân thì cá nhân đó được giao cho cá nhân. Lúc này, quyền sở hữu thuộc về cá nhân người đó; bởi vậy; việc định đoạt tài sản của mình mà không phải hỏi ý kiến người khác là có căn cứ.
Như vậy, không phải cứ chủ hộ là có quyền ban đất, bán bán nhà đâu nhé !
Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc!
Khuyến Nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư đất đai Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay