Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc quyền nhân thân có được chuyển giao hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mỗi một cá nhân sinh ra đã được thượng đế ban cho họ một quyền đó chính là quyền nhân thân. Các quyền nhân thân có thể kể tên đó là quyền được sinh ra đời, quyền có ba mẹ, quyền được có họ và tên vân vân. Để có thể bảo vệ tốt được quyền nhân thân của mỗi con người, pháp luật đã có những quy định cụ thể về quyền nhân thân. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì quyền nhân thân có được chuyển giao hay không?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về việc quyền nhân thân có được chuyển giao hay không?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Căn cứ xác lập quyền dân sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền dân sự như sau:
Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:
– Hợp đồng.
– Hành vi pháp lý đơn phương.
– Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.
– Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
– Chiếm hữu tài sản.
– Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
– Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
– Thực hiện công việc không có ủy quyền.
– Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Các phương thức bảo vệ quyền dân sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các phương thức bảo vệ quyền dân sự như sau:
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
– Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
– Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
– Buộc thực hiện nghĩa vụ.
– Buộc bồi thường thiệt hại.
– Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
– Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Quy định về bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền như sau:
– Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân. Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài. Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.
– Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật dân sự được áp dụng.
Quyền nhân thân là gì?
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền nhân thân như sau:
– Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
– Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 39 Bộ luật dân sự 2015 còn quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình như sau:
– Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
– Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.
Các quyền nhân thân của công dân tại Việt Nam
Theo quy định tại Mục 2 Chương III Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền nhân thân của cá nhân bao gồm những quyền sau:
– Quyền có họ, tên (Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015);
– Quyền thay đổi họ (Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015);
– Quyền thay đổi tên (Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015);
– Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015);
– Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015);
– Quyền đối với quốc tịch (Điều 31 Bộ luật Dân sự 2015);
– Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015);
– Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015);
– Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015);
– Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015);
– Quyền xác định lại giới tính (Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015);
– Chuyển đổi giới tính (Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015);
– Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015);
– Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình (Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015);
Quyền nhân thân có được chuyển giao hay không?
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền nhân thân có đề cập:
– Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết được, thông thường quyền nhân thân không thể chuyển giao cho người khác được, tuy nhiên sẽ có một số trường hợp đặc biệt quyền nhân thân có thể chuyển giao được.
Ví dụ: Quyền nhân thân liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđ bs 2009, 2019 quy định về quyền nhân thân đối với tác giả như sau:
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
– Đặt tên cho tác phẩm;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđ bs 2009, 2019 quy định về quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđ bs 2009, 2019.
Như vậy thông qua 02 dẫn chứng trên ta thấy được, trong trường hợp này tác giả được quyền chuyển nhượng quyền nhân thân là quyền công bố tác phẩm của mình cho một ai đó.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quyền nhân thân có được chuyển giao hay không?″. LSX tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến giá đền bù đất, bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất; người lao động thử việc có được thưởng tết của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho LSX thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:
+ Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
+ Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
– Cá nhân có quyền có quốc tịch.
– Việc xác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịch Việt Nam quy định.
– Quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm theo luật.
– Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
– Cá nhân chết phải được khai tử.
– Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
– Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.