Biển số xe được cơ quan Công an cấp khi người dân mua xe mới hoặc chuyển nhượng xe. Ðây là một trong những thông tin quan trọng để cơ quan chức năng quản lý về an ninh trật tự và an toàn giao thông. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng một số đối tượng mua bán; sử dụng biển số xe giả khiến việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Khi xã hội ngày càng phát triển chỉ cần vài thao tác trao đổi đơn giản trên mạng xã hội hoặc liên hệ thông qua số điện thoại; người dân dễ dàng sở hữu một chiếc biển số giả có màu sắc và số theo ý muốn. Vậy trường hợp sản xuất, sử dụng biển số xe giả bị xử lý như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Thông tư 58/2020/TT-BCA
- Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
Nội dung tư vấn
Đặc điểm của biển số xe được lưu hành hiện nay
Theo quy định về điều kiện tham gia giao thông tại khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Hiện nay, tại Thông tư 58/2020/TT-BCA, chỉ các cơ quan sau mới được cấp biển số xe: Cục Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an cấp huyện.
Cũng theo Điều 25 Thông tư này, biển số xe được cấp sẽ có những đặc điểm sau:
Về chất liệu: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm do đơn vị được Bộ Công an cấp phép sản xuất biển số, do Cục Cảnh sát giao thông quản lý; riêng biển số xe đăng ký tạm thời được in trên giấy.
Ký hiệu, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định.
Biển được gắn phía sau xe (xe máy, xe mô tô, máy kéo), còn xe ô tô được gắn biển số ở cả trước và sau xe…
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký thay đổi màu sơn xe máy, ô tô
Phân biệt biển số xe thật, biển số xe giả
Với các loại biển số thật (dù là biển trắng, xanh hoặc đỏ), chỗ mộc quốc huy; xung quanh ngôi sao xanh là hình tia sáng rõ nét, bao bọc là hình bông lúa, in rõ. Ở dưới hình ngôi sao là một biểu tượng như 2 hình chữ C lồng ngược vào nhau.
Phía sau quốc huy cũng được dập nỗi, biển giả một vai nơi phía trước dán nỗi nhưng phía sau không có dập nỗi.
Kích cỡ và mẫu số cũng làm chúng ta phân biệt được sự khác nhau giữa biển số biển thật và biển số giả. Nhất là ở phía dưới ở phần mũi đầu số 1 sẽ có mũi chúi xuống, nhìn đẹp và vuông vức.
Về màu sơn, nền trắng phản quang thì không có gì để bàn, màu sơn đen sơn số sẽ nằm gọn trong lòng mẫu được dập nổi. Có thể có những phần tróc là chuyện bình thường, nhất là ở dấu “-” trên biển.
Sản xuất, sử dụng biển số xe giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 22 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 về các hành vi bị nghiêm cấm thì:
“22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.”.
Hiện nay, Bộ Công an quy định hình thức xử phạt đối với người điều khiển xe chứ không quy định hình phạt đối với chủ sở hữu xe được gắn biển số giả.
Phương tiện | Lái xe | Cá nhân | Tổ chức |
Ô tô |
04 – 06 triệu đồng (Điểm d khoản 5 Điều 16) |
04 – 06 triệu đồng
(Điểm g khoản 8 Điều 30) |
08 – 12 triệu đồng
(Điểm g khoản 8 Điều 30) |
Xe máy | 300.000 – 400.000 đồng
(Điểm c khoản 2 Điều 17) |
800.000 – 02 triệu đồng
(Điểm k khoản 5 Điều 30) |
1,6 – 04 triệu đồng
(Điểm k khoản 5 Điều 30) |
Máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng | 01 – 02 triệu đồng
(Điểm đ khoản 2 Điều 19) |
04 – 06 triệu đồng
(Điểm g khoản 8 Điều 30) |
08 – 12 triệu đồng
(Điểm g khoản 8 Điều 30) |
Ngoài ra, người điều khiển xe gắn biển số không đúng biển số đăng ký trong Giấy đăng ký xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là bị tịch thu giấy đăng ký xe và biển sổ xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, việc làm giả hoặc sử dụng biển số xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 về Tội làm giả con dấu; tài liệu của cơ quan;tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi 2017 thì:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Hành vi sử dụng biển số xe giả có quy định về mức xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đồng thời; biển số xe giả không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị tịch thu và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Tuy nhiên, sử dụng biển số xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật cũng là đối tượng theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015.
Như vậy, hành vi sản xuất sử dụng biển số xe giả là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, chúng ta tuyệt đối không thực hiện các hành vi sản xuất – sử dụng biển số xe giả để tránh bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Đối với những người làm mất biển số nên sớm đến cơ quan có thẩm quyền trình báo để xin cấp lại biển số mới.
Xem thêm: Thả một tay khi đi xe máy không bị xử phạt
Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho độc giả! Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ và mong muốn được tư vấn trực tiếp vấn đề trên, xin hãy liên hệ ngay với luật sư X. Hân hạnh được hỗ trợ quý khách theo số điện thoại: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h2″ question-0=”Lỗi điều khiển xe tự lắp ráp đối với ô tô” answer-0=”Mức phạt: 4.000.000đ đến 6.000.000đ Mức phạt cụ thể: 5.000.000đ (Nguyên tắc phạt tiền cụ thể) Nội dung điều luật: Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông 5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông); Hình phạt bổ sung: Tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng Căn cứ: Điểm d khoản 6 Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP” image-0=”” headline-1=”h2″ question-1=”Lỗi đi ngược chiều trên đường cao tốc đối với xe ô tô?” answer-1=”Căn cứ pháp lý: Điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP Mức phạt: 7.000.000đ – 8.000.000đ Mức phạt cụ thể: 7.500.000đ (Nguyên tắc phạt tiền cụ thể) Nội dung điều luật: Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; Hình phạt bổ sung: Nếu vi phạm lỗi sẽ tước giấy phép lái xe từ 4 đến 6 tháng Căn cứ: Điểm đ khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP” image-1=”” headline-2=”h2″ question-2=”Lỗi chuyển hướng không nhường quyền đi đối với xe máy” answer-2=”Căn cứ pháp lý: Điểm d, đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP Mức phạt: 60.000đ – 80.000đ Mức phạt cụ thể: 70.000đ (Nguyên tắc phạt tiền cụ thể) Nội dung điều luật: Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ; đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ; Hình phạt bổ sung: Nếu vi phạm mà gây tai nạn sẽ bị tước giấy phép” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]