Câu hỏi:
Tôi có anh trai đã bị xử phạt về tội cố ý gây thương tích và được xóa án tích vào năm 2018. Hiện nay, tôi có nhu cầu được kết nạp Đảng. Vậy trong trường hợp này, tôi có được kết nạp Đảng viên không?
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Hình sự năm 2015
- Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011
- Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư
Nội dung tư vấn:
Hệ quả pháp lý của việc xóa án tích để kết nạp Đảng
Mặc dù Bộ luật Hình sự ra đời là chế tài cao nhất, mạnh nhất của Nhà nước về hình phạt và tội phạm, áp dụng cho những người có hành vi vi phạm nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức trong xã hội, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng điều này không có nghĩa rằng, pháp luật hình sự không có chế định khoan hồng cho người bị kết án. Và quy định về xóa án tích chính là điều khoản nhân đạo mà Nhà nước giành cho người nhận thức và hối lỗi do hành vi của mình gây ra.
Nếu như, việc có án tích chính là hậu quả pháp lý về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt được lưu lại trong lý lịch tư pháp, họ bị hạn chế quyền lợi so với những người không có án tích. Bởi vậy, sau khi chấp hành xong hình phạt, họ đều mong muốn được xóa án tích khi đáp ứng đủ điều kiện nhất định.
- Về mặt pháp lý, hệ quả lớn nhất của một người bị kết án hình sự đã được xóa án tích là họ sẽ không phải gánh chịu hậu quả của việc từng bị kết án mang lại. Đồng nghĩa với việc, sau khi xóa án tích, họ trở thành người bình thường về mặt tư pháp và họ không bị hạn chế về quyền lợi do đã từng bị kết án.
- Về mặt xã hội, đây chính là nền tảng căn bản, điều kiện tiên quyết cho họ làm lại cuộc đời, giúp họ hòa nhập với cộng đồng, thay đổi bản thân để cống hiến cho xã hội.
Những điều kiện để được kết nạp Đảng theo quy định
Căn cứ vào Khoản 2, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011 quy định:
“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”.
Tại Điểm 3.4, Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng nêu rõ thẩm tra lý lịch của người vào Đảng bao gồm:
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra, xác minh
– Đối với người vào Đảng: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Đối với người thân: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, khi vào Đảng, bên cạnh lý lịch của bản thân thì phải thẩm tra lý lịch của người thân, phải là người chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Để đảm bảo được mục tiêu: “Suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng”.
Sau khi xóa án tích có được kết nạp Đảng không?
Từ những phân tích ở trên về hệ quả pháp lý, xã hội của xóa án tích cũng như về điều kiện để làm Đảng viên, với câu hỏi xóa án tích có được kết nạp Đảng không thì có thể thấy, sau khi người thân được xóa án tích vẫn có thể làm hồ sơ để xin kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, việc xóa án tích của người thân cần phải có chứng nhận là đã xóa án tích, làm thủ tục xóa án tích và có kê khai trong hồ sơ của người thân về vấn đề này thì mới được xác nhận để bạn có thể tham gia kết nạp Đảng.
Dịch vụ tư vấn của Luật sư X về xóa án tích và kết nạp Đảng
Trên đây là những tư vấn của Luật sư X về vấn đề xóa án tích có được kết nạp Đảng không? Hy vọng, bài viết sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của các bạn!
Với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp lý, Luật sư X là đơn vị đảm bảo sẽ tư vấn uy tín, chuyên nghiệp và đưa lại nhiều lợi ích tốt nhất cho quý khách hàng. Để biết thêm chi tiết, liên hệ với chúng tôi qua: 0833102102
Tham khảo bài viết: Điều kiện để được xóa án tích
Để được kết nạp vào Đảng, phải đáp ứng các quy định tại Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011. Đặc biệt, các cá nhân phải đáp ứng được quy định về:
– Điều kiện về tuổi
– Điều kiện về trình độ học vấn
– Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng
– Cá nhân qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng
– Điều kiện về lý lịch
– Được Đảng viên chính thức giới thiệu
– Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
– Có đơn xin vào Đảng
Các quy định về xóa án tích được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 và những người này phải đáp ứng điều kiện xóa án tích: Đương nhiên xóa án tích (Điều 70, BLHS năm 2015); Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71, BLHS năm 2015); Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 72, BLHS năm 2015).
Tùy từng trường hợp xóa án tích mà chủ thể sẽ nộp hồ sơ ở từng cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Đó có thể là Tòa án đã xét xử sơ thẩm – Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích hoặc Sở tư pháp về việc xác nhận lý lịch tư pháp bản thân.