Sếp có được phạt tiền nhân viên hay không?

bởi Hoàng Hà
Sếp có được phạt tiền nhân viên hay không?

Rất nhiều trường hợp trong các công ty hiện nay, sếp đưa ra hình thức kỷ luật là phạt tiền đối với sai phạm của nhân viên. Nhân viên lúc này thường chỉ biết kêu trời và tự móc tiền ra để nộp phạt mà thôi. Nhưng liệu pháp luật có cho phép làm thế hay không? Trong nội dung bài tư vấn này, Phòng tư vấn Luật lao động của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019
  • Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Sếp không được phép phạt tiền hay cắt lương của nhân viên

Sếp không được phép phạt tiền hay cắt lương của nhân viên; bởi căn cứ quy định tại Điều 124 Bộ luật lao động 2019 quy định các hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:

Điều 124. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng;

3, Cách chức.

4, Sa thải.

Như vậy, phạt tiền không nằm trong phạm vi “Hình thức kỷ luật lao động” và  là hình thức xử lý kỉ luật bị cấm theo bộ luật lao động theo Điều 127 Bộ luật lao động 2019:

Điều 127. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, nếu sếp đưa ra quy định phạt tiền nhân viên thì bạn hoàn toàn có thể báo cáo lên các cơ quan chức năng.

Sếp đưa ra quy định phạt tiền nhân viên bị xử lý thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 18. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

Theo quy định trên, người sử dụng lao động có hành vi phạt tiền, trừ lương người lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng sếp phạt tiền nhân viên vẫn còn rất phổ biến. Các bạn nên ghi nhớ các quy định trên và đừng ngần ngại đứng lên giành quyền lợi chính đáng cho mình.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ Hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm: Sa thải người lao động theo trình tự, thủ tục như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Người sử dụng lao động được kỷ luật lao động nữ đang mang thai không?

Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2019; người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động nữ đang mang thai.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động?

Căn cứ Điều 127 Bộ luật lao động 2019 quy định nghiêm cấm các hành vi khi xử lý kỷ luật lao động gồm:
+ Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
+ Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
+ Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động; hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết; hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động nên làm gì?

Trường hợp người lao động cho rằng việc sa thải của người sử dụng lao động là vô lý và trái luật; thì có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
Cách 1: Khiếu nại quyết định sa thải
Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động đề nghị hủy quyết định sa thải.
Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính nếu không được giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc không đồng ý với việc giải quyết đó.
Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
Với tranh chấp về kỷ luật sa thải, người lao động có thể sử dụng cách này hoặc không.
Căn cứ: Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019.
Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án
Người lao động có quyền trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện; nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
Căn cứ: Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019.
Cách 4: Tố giác tới Cơ quan công an
Thực hiện tố giác tội phạm tới cơ quan điều tra nếu hành vi sa thải trái pháp luật của người sử dụng lao động có dấu hiệu cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc; hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định tại điều 162 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Riêng người sử dụng lao động nếu phát hiện ra việc sa thải của mình là sai; thì cần khắc phục ngay. Trường hợp không thể khắc phục; người sử dụng lao động cần hủy quyết định sa thải; và xin lỗi cũng như bồi thường cho người lao động.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm