Nhiều sinh viên tốt nghiệp quan tâm đến môi trường làm việc trong lĩnh vực hải quan. Liên quan đến vấn đề việc làm nhiều sinh viên cao đẳng có thắc mắc liệu sinh viên cao đẳng có thể làm nhân viên đại lý thủ tục hải quan không?. Cụ thể mới đây chúng tôi có nhận được một câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư! Em là sinh viên vừa tốt nghiệp cao đẳng ở Hà Nội. Luật sư cho em hỏi em có thể làm nhân viên đại lý thủ tục hải quan không?. Mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Em cảm ơn”
Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau.
Căn cứ pháp lý
Luật hải quan 2014 ban hành ngày 23/06/2014
Thông tư 22/2019/TT-BTC Ngày 16/04/2019 sửa đổi sửa đổi, bổ sung Thông tư 12/2015/TT-BTC.
Đại lý thủ tục hải quan là gì?
Đại lý làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện trở thành đại lý làm thủ tục hải quan theo Luật Hải quan 2014; thay mặt người có hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện việc khai hải quan; nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu; nhập khẩu theo quy định. Theo đó đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện toàn bộ; hoặc một phần các công việc liên quan đến thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với chủ hàng.
Khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan 2014 quy định “Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.” Theo đó, đại lý thủ tục hải quan chính là người khai hải quan.
Sinh viên cao đẳng có thể làm nhân viên đại lý thủ tục hải quan không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Luật Hải quan 2014 quy định:
Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan là công dân Việt Nam; đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên;
b) Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;
c) Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
Như vậy, để làm nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; thì một trong những điều kiện về bằng cấp là tốt nghiệp cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật; đồng thời cần có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.
Quy định thi chứng chỉ nghiệp vụ hải quan để làm nhân viên đại lý thủ tục hải quan
Chứng chỉ hải quan là văn bằng bắt buộc áp dụng với những cá nhân đang hành nghề khai báo hải quan; trong lĩnh vực xuất nhập khẩu – logistics.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 22/2019/TT-BTC Ngày 16/04/2019 sửa đổi; bổ sung Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan
Quy định thi chứng chỉ nghiệp vụ hải quan theo Thông Tư 22/2019 TT-BTC; hồ sơ đăng ký dự thi chứng chỉ hải quan, ứng viên cần chuẩn bị những việc sau:
– Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu
– Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật, kỹ thuật;
– Hai ảnh màu 3x4cm;
– Văn bản ghi kết quả học tập; trong trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện chuyên ngành đáp ứng điều kiện miễn thi.
– Trường hợp người dự thi thuộc đối tượng miễn thi; cần bổ sung văn bản xác nhận của trường đại học; cao đẳng mà người đăng ký dự thi công tác.
Thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ hải quan để làm nhân viên đại lý thủ tục hải quan
Thông tư 22/2019/TT-BTC quy định cụ thể hơn từng trường hợp được miễn thi như sau:
a) Miễn thi môn Pháp luật về hải quan; và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan đối với trường hợp:
(1) Người tốt nghiệp chuyên ngành hải quan thuộc các trường đại học; cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;
(2) Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành hải quan tại các trường đại học; cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên; sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm; kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
b) Miễn thi môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương đối với trường hợp sau:
(3) Người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ngoại thương, thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;
(4) Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành kinh tế ngoại thương hoặc thương mại quốc tế hoặc kinh tế đối ngoại hoặc kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục mở công ty dệt may xuất khẩu
- Thủ tục nhập khẩu băng vệ sinh theo quy định mới nhất
- Thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Sinh viên cao đẳng có thể làm nhân viên đại lý thủ tục hải quan không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Các môn thi ứng viên đạt yêu cầu được tự động bảo lưu trong thời hạn 1 năm kể từ ngày thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.
Bảo lưu kết quả kết thúc kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tiếp theo liền kề trong trường hợp quá thời hạn 1 năm kể từ ngày thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan mà kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan chưa được tổ chức.
Đối với thí sinh đăng ký thi lần 1: Áp dụng mức phí tổ chức là 200.000đ/01 môn thi x 03 Môn thi = 600.000đ/3 môn. Người dự thi nộp phí tổ chức thi sau khi Tổng cục Hải quan (Hội đồng thi) công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi.