“Sổ đỏ” hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những loại giấy tờ có giá trị pháp lý vô cùng quan trọng. “Sổ đỏ” chứng minh quyền của cá nhân được sử dụng đất, là một loại tài sản có giá trị kinh tế rất lớn. Trong thực tế, có thể có nhiều người cùng sở hữu một mảnh đất, vậy dưới góc độ pháp lý, sổ đỏ có thể có nhiều người cùng đứng tên không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ
- Luật đất đai 2013
Nội dung tư vấn
1. Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là cách mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều thống nhất tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định.
2. Vậy sổ đỏ có thể có nhiều người cùng đứng tên không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì “Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.
Như vậy, căn cứ theo quy định của Luật đất đai 2013 thì sổ đỏ có thể có nhiều người cùng đứng tên và bên cạnh đó, trường hợp pháp luật hiện hành cũng quy định về 02 hình thức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là:
- Cấp giấy chứng nhận cho từng cá nhân;
- Cấp chung một giấy chứng nhận nếu những người sử dụng đất có thỏa thuận bằng văn bản (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện của nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư đất đai tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay