Streamer nói tục, phản cảm sẽ bị xử lý như thế nào? Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển xu hướng streaming, thì đi kèm với đó là vấn nạn stream có nội dung phản cảm, thiếu văn hóa và khó kiểm soát trên mạng. Vậy pháp luật có quy định hành vi trên là hành vi vi phạm không? Nếu có thì mức xử phạt đối với các streamer như thế nào? Hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 15/2020/NĐ-CP; Nghị định 72/2013/NĐ-CP;
Nội dung tư vấn
Stream là gì?
Stream là “hành động, quy trình hoặc một phiên bản của dữ liệu truyền trực tuyến hoặc truy cập dữ liệu đang được truyền trực tuyến”. Nói cách khác, Stream là khi bạn sử dụng kết nối internet trên điện thoại, máy tính, bảng điều khiển trò chơi, v.v. để truy cập tức thì vào một dịch vụ mà không cần chờ tải xuống.
Ví dụ về điều này bao gồm xem phim và phim truyền hình dài tập qua Netflix; xem video công thức nấu ăn trên Facebook, nghe album mới nhất của Taylor Swift trên Spotify, v.v.
Giờ đây, “streamer” là người trực tiếp cung cấp dịch vụ phát trực tiếp đó cho bạn. Họ đang thực hiện một hành động trên màn hình; ghi lại trực tiếp và phát sóng nó trên internet để bạn thưởng thức ngay như khi nó đang diễn ra mà không cần chờ đợi hoặc tải xuống.
Hoạt động stream ngày càng phát triển
Hoạt động live stream ngày nay được phát triển theo nhiều lĩnh vực của cuộc sống: giải trí, bán hàng, marketing, giáo dục,… Theo một báo cáo, người dùng ở mọi lứa tuổi trên toàn cầu stream thường xuyên trên thiết bị di động. Trung Quốc dẫn đầu danh sách, với 93,75% người dùng stream ít nhất một lần một tuần; so với 69,4% tại Mỹ và 45,7% tại Anh. Gen Z là thế hệ stream nhiều nhất, trung bình 90 phút mỗi phiên. Tuy nhiên, mọi lứa tuổi đều stream ít nhất một giờ.
Bên cạnh những lợi ích cả về kinh tế và tinh thần mà live stream mang lại; thì nó cũng cần được xem xét đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh. Các streamer thường kể những câu chuyện thường được thể hiện một cách gần gũi; thế nhưng khi không được kiểm soát; ngôn từ của những câu chuyện này có thể vượt quá ngưỡng “tự do ngôn luận”. Để rồi hàng loạt các video stream, với ngôn từ tục tĩu, chửi thề, xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội; gây ảnh hưởng lớn tới trẻ vị thành niên – đối tượng chiếm phần lớn khán giả các video stream.
Thậm chí, ngày nay trên những nền tảng live stream có những nữ streamer để lại những hình ảnh phản cảm; dung tục cho người xem. Mục đích là để nhiều người theo dõi và được nổi tiếng nhanh chóng. Việc phát tán những nội dung này đến các đối tượng là gen Z; trẻ em sẽ dẫn đến sự lệch lạc về đạo đức và tạo hệ lụy lớn đến thế hệ tương lai sau này.
Streamer nói tục, phản cảm sẽ bị xử lý như thế nào?
Về hành vi streamer nói tục, chửi thề thường được đánh giá ở mức độ chuẩn mực văn hóa giao tiếp; chứ chưa đến mức độ xâm phạm danh dự, nhân phẩm. Để có thể quy trách nhiệm thì cần phải có điều kiện cần là nói tục; chửi thề nhưng cũng cần điều kiện đủ là chửi thề thì chửi ai, phải có tên cụ thể. Việc nói tục, chửi thề của các streamer mà không nhắm đến một đối tượng cụ thể; thì rất khó chứng minh gây tổn hại về danh dự, nhân phẩm nên rất khó xử lý.
Nếu các streamer có nói tục, chửi thề nhắm đến một cá nhân tổ chức; và mang dấu hiệu ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm thì căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 145/2020/NĐ-CP; các streamer sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng:
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”
Về hành vi streamer gây phản cảm, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về vấn đề này. Theo đó, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 72/2013/ NĐ-CP; về quản lý cung cấp dịch vụ internet và thông tin trên mạng quy định:
“Điều 5. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;”
Bên cạnh đó, những hành vi phản cảm tùy theo tính chất mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với khung từ 10 đến 20 triệu đồng, theo quy định điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Ngoài ra, có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”, theo Điều 326 Bộ luật hình sự 2015.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Hi vọng bài viết “Streamer nói tục, phản cảm sẽ bị xử lý như thế nào?” sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Mạng xã hội hay còn gọi là Social Network là một ứng dụng; hoặc website giúp kết nối mọi người ở bất cứ đâu; bất kỳ ai thông qua dịch vụ internet; giúp người dùng có thể chia sẻ những sở thích và trao đổi những thông tin cần thiết với nhau.
Muốn livestream phải thông báo với Bộ Thông tin và truyền thông
Tên tổ chức, tên giao dịch; mã số doanh nghiệp (nếu có); địa chỉ trụ sở chính nơi đăng ký hoạt động; địa điểm đặt hệ thống máy chủ chính cung cấp dịch vụ; địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam (nếu có);
Đầu mối liên hệ: Tên tổ chức, cá nhân đại diện tại Việt Nam, địa chỉ email, điện thoại liên hệ.
Chỉ các mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội; thì mới có quyền cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream;) hoặc các dịch vụ có phát sinh doanh thu;