Sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào năm 2023?

bởi Thanh Loan
Sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Hiện nay, việc sử dụng bằng cấp giả, mua bán bằng cấp giả diễn ra khá phổ biến. Bằng cấp giả là thực trạng xã hội đáng báo động ở nước ta thời gian gần đây. Giả mạo bằng cấp, chứng chỉ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng bằng cấp, giấy tờ giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất vi phạm, mức độ vi phạm. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào theo quy định?” mà Luật sư X đề cập đến mức vi phạm đối với hành vi sử dụng bằng cấp giả.

Thế nào là bằng giả?

Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quy định nào định nghĩa hay đưa ra khái niệm về bằng giả.

Tuy nhiên, về tổng thể, văn bằng giả là văn bằng, chứng chỉ, chứng chỉ do tổ chức, cá nhân tạo ra bằng công nghệ, kỹ thuật sao cho mô phỏng như văn bằng thật. cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định về cấp, chứng nhận.

Thông thường, các cá nhân thường sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả để hoàn thiện CV xin việc, tuyển dụng, thi tuyển vào các công ty, cơ quan, văn phòng nhà nước.

Sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào năm 2023?

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng bằng lái xe giả

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt do Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2019, các hành vi sử dụng bằng lái xe giả sẽ bị phạt như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
  • Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
  • Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

  • Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
  • Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào theo quy định?
Sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ đại học, giáo dục nghề nghiệp giả

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2013, hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015, hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013, người sử dụng chứng minh nhân dân giả sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000. Bên cạnh đó, người bị phạm còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội sử dụng bằng giả

Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi mà sử dụng bằng giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự số 01/VBHN – VPQH do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 10 tháng 07 năm 2017.

Theo đó, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào năm 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Công chứng tại nhà Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Công chức sử dụng bằng giả có bị đuổi việc?

Tại Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, có quy định về những vi phạm sẽ bị kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Cán bộ sử dụng bằng giả thì thời hiệu xử lý kỷ luật là bao lâu?

Theo Khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật như sau:
Điều 80. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm