Sự khác nhau giữa tự thú và đầu thú theo quy định của pháp luật hình sự

bởi
Sự khác nhau giữa tự thú và đầu thú theo quy định của pháp luật hình sự

Tự thú và đầu thú là hai hình thức có chung mục đích là đến cơ quan chức năng để trình báo và nhận tội. Tuy nhiên hai hình thức này bản chất lại khác nhau hoàn toàn? Vậy chúng khác nhau như thế nào? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý:

Như đã nói; hình thức của hai hành động này là giống nhau. Đều đến trình diện cơ quan chức năng và khai nhận hành vi phạm pháp. Tuy nhiên bản chất của hai hành vi này lại khác nhau rất nhiều.

Cơ sở lý luận

Tự thú được quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Đầu thú được quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Khái niệm của tự thú và đầu thú

Dựa trên những căn cứ pháp lý phía trên. Khái niệm của hai hình thức này là:

Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

Điểm khác nhau cơ bản giữa tự thú và đầu thú

Có thể thấy rằng; điểm khác nhau dễ dàng nhận thấy nhất của Tự thú và đầu thú; đó là

Thực hiện trước hay sau khi bị phát hiện tội phạm.

Tự thú là tự nguyên khai báo với cơ quan chức năng khi chưa ai biết về hành vi phạm tội.

Đầu thú là người sau khi phạm tội và bị phát hiện thì đến trình diện để khai nhận hành vi của mình. 

Ví dụ: A gây tai nạn giao thông làm chết người. Nếu A dừng xe ngay và dùng mọi biện pháp để cứu chữa người bị nạn cũng như gọi công an thì đó là “Tự thú”. Tuy nhiên A lại lựa chọn cách phi xe chạy mất, người dân báo cơ quan công an để truy tìm A. A biết sai ra trình diện thì lúc đó sẽ gọi là “Đầu thú”.

Bản chất của Tự thú và đầu thú là khác nhau.

Do đó:

Tự thú được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự.

Đầu thú không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên trong quá trình khởi tố thì sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tích cực hỗ trợ cơ quan chức năng, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội … để xét giảm nhẹ.

Câu hỏi thường gặp

Tự thú là gì?

Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

Đầu thú là gì?

Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

Tự thú hay đầu thú được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sư?

Tự thú được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự.
Đầu thú không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên trong quá trình khởi tố thì sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tích cực hỗ trợ cơ quan chức năng, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội … để xét giảm nhẹ.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline: 0833.102.102

Xem thêm: Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối đa là bao nhiêu năm?

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm