Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết sự phát triển của ngành bảo hiểm ở Việt Nam? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay bảo hiểm không còn là cái gì xa lạ đối với người dân Việt Nam; nhờ có bảo hiểm mà người dân bớt đi nhiều khoản chi tiêu mỗi khi ốm đau bệnh tật. Chính vì những quyền lợi ưu đãi có được từ việc tham gia bảo hiểm; mà ngày nay rất nhiều người dân Việt Nam chi một khoản tiền nhất định hàng tháng để tham gia bảo hiểm. Sự phát triển của ngành bảo hiểm ở Việt Nam? hiện nay như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc sự phát triển của ngành bảo hiểm ở Việt Nam? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là việc bảo đảm bằng hợp đồng; theo đó, bên bảo hiểm sẽ chỉ trả tiền hoặc bồi thường vật chất khi xảy ra sự kiện do các bên thoả thuận; hoặc do pháp luật quy định trên cơ sở người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Việc trả tiền hoặc bồi thường được thể hiện bằng một hợp đồng giữa tổ chức bảo hiểm; và người bảo hiểm.
Bảo hiểm đóng vai trò là một phương thức lập quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm); để bù đắp những thiệt hại do rủi ro (thiên tai, tai nạn…); hoặc do các sự kiện liên quan đến đời sống con người (sự kiện chết, ốm đau…).
Các loại bảo hiểm hiện nay tại Việt Nam
Bảo hiểm được chia làm 03 loại chính:
– Bảo hiểm nhân thọ bao gồm các loại bảo hiểm: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Bảo hiểm liên kết đầu tư; Bảo hiểm hưu trí.
– Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp.
– Bảo hiểm sức khỏe bao gồm: Bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm y tế;
Trong đó:
- Bảo hiểm nhân thọ: Là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
- Bảo hiểm sinh kỳ: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm tử kỳ: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm hỗn hợp: Là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.
- Bảo hiểm trọn đời: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm phi nhân thọ: Là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
- Bảo hiểm hưu trí: Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo hiểm sức khỏe: Là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Quy định về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 kinh doanh bảo hiểm được hiểu như sau: Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Theo quy định tại Điều 59 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 quy định về các tổ chức kinh doanh bảo hiểm như sau:
– Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
- Công ty cổ phần bảo hiểm;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;
- Hợp tác xã bảo hiểm;
- ổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Theo quy định tại Điều 60 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 quy định về nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
– Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
- Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
- Giám định tổn thất;
- Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
- Quản lý quỹ và đầu tư vốn;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.
Quy định về điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 quy định về điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động như sau:
– Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
- Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
- Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
- Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
- Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo quy định tại Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động như sau:
– Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
- Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
- Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
Theo quy định tại Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 quy định về quy định về thời hạn cấp giấy phép như sau:
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
- Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 62 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 quy định về thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động như sau:
- Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam.
Sự phát triển của ngành bảo hiểm ở Việt Nam?
Thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là tiềm năng với tỷ lệ thâm nhập và phí bảo hiểm bình quân ở mức thấp, số người tham gia bảo hiểm nhân thọ chỉ khoảng 10 triệu người tương đương với khoảng 10% dân số. Tỷ lệ này được Bộ Tài chính dự kiến sẽ nâng lên 15% vào năm 2025.
Theo các báo cáo cập nhật gần nhất của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm tính đến năm 2022, mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 nhưng thị trường bảo hiểm của Việt Nam hiện nay vẫn tăng trưởng tương đối ổn định. Tổng doanh thu phí bảo hiểm cả năm 2021 đạt khoảng 215.000 tỷ đồng, tăng 24,98% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt khoảng 47.245 tỷ đồng, tăng 2,26% so với cùng kỳ năm 2020 và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt khoảng 123.600 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo nghiên cứu và đánh giá của trang https://tapchinganhang.gov.vn thì tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay đang dao động ở mức 2,3% – 2,8%, thấp hơn so với các thị trường mới nổi và cách xa mức 9,6% tại các thị trường phát triển. Tại Việt Nam, mức chi tiêu cho bảo hiểm bình quân trên đầu người hiện nay dao động quanh mức 72 – 75 USD, thấp so với mức 175 USD tại các thị trường mới nổi và cách xa con số 4.664 USD tại các thị trường phát triển.
Thu nhập bình quân đầu người tăng là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm. Trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 và 2021 – 2030, đã đặt mục tiêu nâng GDP bình quân đầu người từ mức 2.750 USD năm 2020 lên mức 4.700 – 5.000 USD vào năm 2025 và 7.500 USD vào năm 2030.
Mặc dù bị những tác động mạnh của đại dịch Covid-19, tuy nhiên, theo cập nhật từ trang https://tapchinganhang.gov.vn; doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng ấn tượng. Theo tổng hợp số liệu nghiên cứu của tác giả trong giai đoạn 2015 – 2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm thị trường Việt Nam tăng trưởng ấn tượng từ 19% đến 26% mỗi năm. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng từ 24% đến 35%/năm, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng từ 8,5% đến 16%/năm.
Mời bạn xem thêm
- Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được hay không?
- Quy định về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp hiện nay
- Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện nay
- Chế độ ưu tiên trong hải quan đối với doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Sự phát triển của ngành bảo hiểm ở Việt Nam?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý làm sai sự thật;
b) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu hoạt động;
c) Giải thể theo quy định tại Điều 82 của Luật này;
d) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;
đ) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động;
e) Không bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm.
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
– Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
– Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
– Kinh doanh bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động hoặc không đúng với nội dung giấy phép thành lập và hoạt động;
– Vi phạm quy định về cấp giấy phép thành lập và hoạt động, thanh tra, kiểm tra và giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Cạnh tranh bất hợp pháp;
– Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
– Vi phạm quy định về bảo hiểm bắt buộc;
– Vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật về thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm cung cấp;
– Cung cấp thông tin, số liệu, báo cáo sai sự thật;
– Kinh doanh trong điều kiện không bảo đảm yêu cầu về tài chính, vi phạm quy định về vốn pháp định, dự trữ, ký quỹ, trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệp vụ;
– Vi phạm quy định về đầu tư vốn;
– Vi phạm quy định về quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới;
– Các hành vi khác vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.