Khoa học Luật quốc tế xác định quốc gia là chủ thể truyền thống và phổ biến của luật quốc tế. Tính đến hiện nay có khoảng 195 quốc gia trên thế giới. Vấn đề xem xét về quốc gia với tư cách chủ thể cơ bản của Luật quốc tế có liên hệ mật thiết với các yếu tố để hình thành và phát triển quốc gia. Vậy, tại sao quốc gia là chủ thể cơ bản của luật quốc tế? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Công ước Montevideo năm 1993
- Công ước viên 1969
Nội dung tư vấn
Định nghĩa về quốc gia
Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất trên bình diện quốc tế về quốc gia. Theo quy định tại điều 1 Công ước Montevideo năm 1993 về quyền và nghĩa vụ của quốc gia thì một thực thể quốc tế được coi là một quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có các đặc điểm cơ bản sau :
- (1) có dân cư thường xuyên;
- (2) lãnh thổ được xác định
- (3) Chính phủ
- (4) Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác.
Công ước này không phải là một điều ước đa phương phổ quát; mà chỉ là một điều ước gồm thành viên là 16 quốc gia ở khu vực châu Mỹ. Mặc dù hạn chế về tính phổ quát. Nhưng, cho đến hiện nay, Công ước Montevideo năm 1933 là văn bản pháp lý duy nhất trong luật pháp quốc tế đưa ra một định nghĩa quốc gia.
Tại sao quốc gia là chủ thể cơ bản của luật quốc tế?
Quốc gia là cơ sở cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của luật quốc tế
Luật quốc tế không có cơ quan lập pháp để xây dựng các quy phạm pháp luật của luật quốc tế. Con đường hình thành của Luật quốc tế dựa trên sự thoả thuận chủ yếu giữa các quốc gia dưới hình thức ký kết các điều ước quốc tế hoặc cùng nhau thực hiện các điều ước quốc tế hoặc cùng nhau thừa nhận các điều ước quốc tế.
Quốc gia luôn được thừa nhận là chủ thể của luật quốc tế trong mọi giai đoạn lịch sử
Công ước Montevideo năm 1933 đưa ra các tiêu chí truyền thống và được chấp nhận rộng rãi nhất về tư cách nhà nước trong luật quốc tế như đã nêu trên.
Có thể thấy, việc công nhận quốc gia là chủ thể của luật quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu. Ngay cả ngày nay, những điều kiện này vẫn tiếp tục được coi là những yếu tố cơ bản của tình trạng nhà nước; nhưng chúng không phải là toàn diện cũng như không thay đổi. Các yếu tố khác có thể liên quan như quyền tự quyết và sự công nhận; nhưng có một điều rõ ràng – khuôn khổ liên quan chủ yếu xoay quanh lãnh thổ.
Quốc gia có khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế
Khả năng này xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện chức năng đối ngoại của mình. Khả năng tham gia quan hệ quốc tế được hiểu là dựa trên ý chí của chính chủ thể để quyết định việc tham gia hoặc không tham gia vào quan hệ quốc tế. quốc gia có thể tham gia quan hệ quốc tế thông qua hành vi của mình hoặc uỷ quyền cho chủ thể khác đại diện cho mình trong quan hệ quốc tế. (có thể ví dụ Vanticang…).
Quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể trứơc hết xây dựng pháp luật quốc tế; quốc gia là chủ thể ban đầu của luật quốc tế bởi vì nó xuất hiện như một chủ thể đầu tiên của luật quốc tế. Trong quá trình thi hành luật quốc tế, quốc gia cũng là chủ thể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật quốc tế. Quốc gia cũng là chủ thể cơ bản và chủ yếu trong việc thi hành áp dụng biện pháp cưỡng chế việc tuân thủ áp dụng pháp luật quốc tế.
Quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia
Do quốc gia là chủ thể đầu tiên; chủ thể trước hết xây dựng pháp luật quốc tế, chính vì vậy những quy định của pháp luật quốc tế điều chỉnh trước và chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
Là thực thể duy nhất hội đủ các yếu tố chủ quyền, lãnh thổ và dân cư
Lãnh thổ
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất; vùng nước; vùng trời; dưới lòng đất. Lãnh thổ của quốc gia phải được xác định rõ ràng bởi đường biên giới trên đất liền với các quốc gia lân cận hay vùng không thuộc quốc gia nào; quốc gia đó phải được xác định trên bản đồ địa lí hành chính thế giới với vị trí và địa danh rõ ràng; tuy nhiên giữa các quốc gia có thể có các vùng lãnh thổ tranh chấp. Nhưng để đảm bảo yếu tố lãnh thổ xác định thì quốc gia đó phải có vùng lãnh thổ hoàn toàn được xác định rõ ràng thuộc chủ quyền của mình.
Lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác của quốc gia. Một lãnh thổ không có dân cư; chính phủ là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, lãnh thổ là khoảng không gian thực thi quyền lực của chính phủ; đồng thời là một trong những căn cứ để xác định quốc tịch cho từng cá nhân trong cộng đồng dân cư sinh sống trên lãnh thổ đó.
Dân cư
Theo nghĩa rộng, dân cư của một quốc gia là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ một quốc gia nhất định và tuân theo pháp luật của nhà nước đó.
Theo nghĩa hẹp, dân cư dùng để chỉ tất cả những người có quốc tịch của quốc gia đó. Quốc gia không thể tồn tại nếu không có dân cư.
Luật quốc tế cũng không quy định số dân tối thiểu để tạo thành một quốc gia. Mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa nhà nước với cộng đồng dân cư của quốc gia chủ yếu thông qua chế định quốc tịch.
Một quốc gia không thể tách rời yếu tố con người nghĩa là có dân cư ổn định trên lãnh thổ đó; đa phần dân cư phải là công dân nước sở tại; sinh sống ổn định lâu dài là những người có địa vị pháp lí có quyền và nghĩa vụ đối với quốc gia; quốc gia cũng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công dân của mình; có lịch sử truyền thống văn hóa; nguồn gốc gắn liền với lãnh thổ mà họ đang sinh sống, gắn bó lâu dài với quốc gia sở tại.
Chính phủ
Chính phủ là yếu tố cần phải có để điều hành xã hội; có chủ quyền được nhân dân tín nhiệm có đầy đủ chủ quyền và quyền lực trong việc thực hiện các quan hệ đối nội; đối ngoại; nghĩa là có thực quyền điều hành quốc gia trong lập pháp,;hành pháp và tư pháp quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc; tự do lựa chọn hình thức; thể chế chính trị; kinh tế, văn hóa – xã hội cho đất nước mình; chính phủ đó phải nắm được quyền lực đối ngoại nghĩa là nắm quyền đại diện quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc tế, có khả năng thiết lập quan hệ pháp luật quốc tế
Chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế, là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của quốc gia. Khi nói đến một quốc gia là nói đến một dân cư; một lãnh thổ nằm dưới một quyền lực chính trị.
Quốc gia tạo lập ra và khả năng tạo lập ra chủ thể mới luật quốc tế đó là các tổ chức liên chính phủ.
Tổ chức liên chính phủ được thành lập dựa trên các hiệp định (đóng vai trò hiến chương); những hiệp định này được hình thành khi các đại diện pháp lí (tức các chính phủ) của một số nhà nước nào đó thông qua quá trình phê chuẩn hiệp định, từ đó tạo lập tư cách pháp nhân cho tổ chức liên chính phủ. Ví dụ như: Liên hợp quốc; Liên minh Châu Âu (EU); Tổ chức thương mại thế giới; Tổ chức thuế quan thế giới; Quỹ tiền tệ quốc tế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Đại học Liên hợp quốc; NATO; Tổ chức các quốc gia châu mỹ; Liên minh bưu chính quốc tế,…
Giải quyết vấn đề
Như vậy, quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế. Quốc gia là chủ thể quan trọng trong sự hình thành và phát triển từ những giai đoạn phát triển đầu tiên của Luật quốc tế. Chính vì vậy, các quốc gia phải không ngừng nỗ lực và hợp tác ở trên mọi phương diện để ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật quốc tế.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Cách xác định đường cơ sở của Việt Nam theo Công ước Luật biển năm 1982
- Những rủi ro pháp lý trong vận chuyển hàng hải quốc tế?
- Các quy tắc đạo đức trọng tài viên của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Tại sao quốc gia là chủ thể cơ bản của luật quốc tế? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Quyền miễn trừ tư pháp là chủ quyền tối cao của quốc gia trong lĩnh vực tư pháp khi tham gia các quan hệ pháp luật.
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi; miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi; miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam; theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì vụ việc dân sự có liên quan đến cơ quan; tổ chức; cá nhân đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao ’’ (khoản 4 Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Theo quy chế Rome định nghĩa có thể hiểu tội phạm quốc tế là những hành vi đặc biệt nguy hiểm. Tội này do người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 18 tuổi trở lên; thực hiện một cách cố ý; xâm phạm hòa bình an ninh quốc tế; gây lo ngại cho toàn thể cộng đồng quốc tế.
người nước ngoài đi lại ở Việt Nam phải mang theo hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương. Nếu không, người nước ngoài có thể bị phạt cảnh cáo; phạt tiền. Nặng hơn là trục xuất khỏi Việt Nam. Do đó, khi bạn sinh sống và làm việc tại Việt Nam, bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật.