Tại sao Sổ tâm thần là “kim bài miễn tử”?

bởi
Tại sao sổ tâm thần là "Kim bài miễn tử"

Lời đồn: “Sổ tâm thần” là một loại “kim bài miễn tử” có đúng không? Có rất nhiều phóng sự đã đề cập đến trường hợp gây án rồi “chạy” sổ tâm thần để không phải chịu trách nhiệm. Hãy cùng Bộ phận Luật Hình sự của Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
  • Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Nội dung tư vấn

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Hiện nay, có những vụ giết người, đánh nhau, đâm nhau nhưng khi kiểm tra; thì người phạm tội có hồ sơ chuẩn đoán bị bệnh tâm thần. Việc người bị bệnh tâm thần có những hành vi vi phạm pháp luật; gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người khác và xã hội làm cho nhiều người hoang mang. Pháp luật cần đưa ra những biện pháp cụ thể để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Pháp luật hiện hành có quy định tình trạng không có năng lực; trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi thực sự nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, người mất năng lực trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn:

  • Phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần;
  • Không có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi; hoặc tuy có khả năng nhận thức hành vi nhưng không có năng lực điều khiển hành vi đó.

Theo quy định trên của pháp luật, người mắc bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi; và mất năng lực trách nhiệm hình sự.

Có sổ tâm thần sẽ được miễn tội?

Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có quy định cụ thể tại Điều 21 đó là:

“Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Có thể thấy rằng, người bị tâm thần (hoặc bệnh khác); nhưng phải mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi; khi gây hậu quả sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để xác định chính xác người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mắc bệnh tâm thần hay không; Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 yêu cầu đây là một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tại khoản 1 Điều 206:

“Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định

Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

3. Nguyên nhân chết người;

4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

6. Mức độ ô nhiễm môi trường.”

Nếu kết quả giám định cho thấy người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; trong khi mắc bệnh tâm thần thì Viện Kiểm sát; hoặc Tòa án căn cứ vào kết quả này đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa; để bắt buộc chữa bệnh mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện.

Như vậy, coi sổ tâm thần là loại “kim bài miễn tử” cũng không sai. Khi thực sự sở hữu cuốn sổ này thì bạn có cơ hội cao để không phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm.

Trường hợp nào người tâm thần phải chịu trách nhiệm hình sự?

Không phải trong mọi trường hợp người bị bệnh tâm thần đều không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo tinh thần của Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015, người bị bệnh tâm thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự; khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh. Đồng thời, tình trạng bệnh ở mức làm mất khả năng nhận thức; hoặc điều khiển hành vi.

Còn nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường; mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức; hoặc điều khiển hành vi thì có thể vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự; theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015:

“2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Trong trường hợp này, Tòa án sẽ căn cứ vào kết luận giám định pháp y; giám định pháp y tâm thần để ra quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa; để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi người đó khỏi bệnh thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trên thực tế, ranh giới để xác định mắc bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi phạm tội; hay sau khi thực hiện hành vi phạm tội đôi khi rất mong manh; yêu cầu cơ quan điều tra phải thực hiện các nghiệp vụ điều tra một cách kỹ lưỡng, thận trọng.

Hi vọng bài viết có ích với bạn!

Hãy liên hệ với Luật sư X khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Tâm thần là gì?” answer-0=”Tâm thần là bệnh lý có liên quan đến một loạt các rối loạn sức khỏe tâm thần dẫn đến suy nghĩ, hành vi và tác phong không phù hợp. Trong đó, nặng nhất là mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Vì sao lại không tử hình người bị tâm thần?” answer-0=”Theo chương IV BLHS 2015, một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21). Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với trường hợp, một người trong lúc phạm tội bị mất năng lực hành vi nhưng sau đó trở lại trạng thái bình thường. Theo quy định tại Điều 21 BLHS 2015, thì trường hợp này đã rơi vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự, việc quy định không truy cứu trách nhiệm hình sự người bị tâm thần sẽ không bằng cho những đối tượng tội phạm khác. Quan điểm này chưa đúng. Bởi vì người tâm thần không thể nhận thức đầy đủ được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm, cũng như hậu quả của hành vi do mình gây ra cho xã hội. Chúng ta có thể phẫn nộ với những gì tồi tệ mà người tâm thần gây ra nhưng họ thực sự không đáng trách. Người tâm thần vốn chịu nhiều thiệt thòi tinh thần, vật chất, bị xã hội xa lánh không có điều kiện chữa bệnh, thiếu người chăm sóc,bị kẻ xấu kích động,… việc họ gây án cũng một phần do cơ quan chức năng quản lý chưa tốt. Vì vậy, dù hậu quả có phần nghiêm trọng nhưng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người tâm thần. Đương nhiên khi đã miễn trách nhiệm hình sự thì dù họ có phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như Tội giết người thì sẽ không bị tử hình. Tuy nhiên, giám định tâm thần hiện nay còn nhiều bất cập. Một là, chi phí cho việc trưng cầu giám định tâm thần lớn. Hai là, cơ sở vật chất, năng lực của người giám định chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến công tác giám định tâm thần. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự thì người bị tâm thần sẽ xử lý ra sao?” answer-0=”- Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật Hình sự, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. – Đối với trường hợp người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 49 của BLHS 2015 thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh người đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Không ít đối tượng phạm tội giở thủ đoạn giả điên hòng trốn tránh sự trừng trị của pháp luật. Nhiều đối tựợng khẳng định bị tâm thần, nhưng thực chất hoàn toàn bình thường. Đối với trường hợp này, cơ quan chức năng phải giám định tâm thần lại nhiều lần và kiên quyết đấu tranh đến cùng với tội phạm. Nhằm tránh bỏ lọt tội phạm, xử lý nghiêm minh, nhằm đảm bảo pháp luật thực thi. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Có đặt ra trách nhiệm dân sự với người bị tâm thần không?” answer-0=”Quy định pháp luật hình sự chỉ miễn trách nhiệm hình sự, còn về trách nhiệm dân sự, người bị tâm thần vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân theo quy định của pháp luật dân sự. Phần lớn bệnh nhân tâm thần hiện nay chủ yếu do gia đình chăm sóc, quản lý và đang tự do sinh hoạt, đi lại trong cộng đồng. Trường hợp gia đình không phát hiện hoặc không thể ngăn chặn kịp thời hành vi của các đối tượng thì sẽ nguy hiểm khôn lường. Vì vậy, nếu đã không thể “loại bỏ khỏi xã hội” thì cần phải có biện pháp quản lý, điều trị nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản, sức khoẻ và tính mạng của cộng đồng xã hội. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm