Trong những năm gần đây, đã không ít lần mạng xã hội xôn xao về việc những chiếc xe sang của những đại gia nhưng lại sử dụng biển số giả. Điều này nghe có vẻ vô lí nhưng lại xảy ra ngày càng nhiều gây ra nhiều thắc mắc cho người dân. Vậy tại sao xe sang thường lắp biển giả, biển số đẹp? Dùng biển số xe giả bị xử phạt như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Tại sao có tiền mua xe sang lại dùng biển giả, biển số đẹp?
Ngày 24/6/2017, chủ nhân chiếc Cadillac Escalade phát hiện xe Aston Martin Rapide S đeo biển số y hệt mình đã báo cơ quan chức năng tới giải quyết. Ngay sau đó, công an phường Bùi Thị Xuân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã tạm giữ chiếc Aston Martin Rapide S của đại gia người Ninh Bình. Vụ việc khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao chủ ôtô có tiền mua xe sang mà lại dùng biển giả?
Có lẽ lý giải hợp lý nhất cho điều này này là để lòe thiên hạ, các đại gia này gắn những biển số đẹp cho xe sang của mình dù đó là giả.
Nhiều đại gia sau khi mua xe sang thường gắn thêm biển số đẹp nhưng là giả. Hành vi này là trái pháp luật nên sau đó không ít xe bị công an phát hiện và xử lý. Các thông tin này cũng nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và trở thành chủ đề gây tranh cãi trên các diễn đàn.
Lexus gắn biển xanh giả để ra oai
Vào tháng 12/2015, trong khi làm nhiệm vụ trên đường Lê Duẩn (Hà Nội), đội CSGT số 1 đã phát hiện xế hộp hiệu Lexus tiền tỷ gắn biển xanh giả 80A-919.99 nên đã tạm giữ. Theo chia sẻ của công an, chiếc xe này đã được đăng ký biển trắng tại Hà Nội nhưng lại gắn biển xanh. Thông tin này khiến nhiều người cho rằng chủ xe xem thường pháp luật và cố tình gắn biển xanh của nhà nước để ra oai.
Đại gia xài biển số giả để tốt cho công việc làm ăn?
Trước đó vào 5/2015, mạng xã hội lan truyền hình ảnh của 4 chiếc xe sang tiền tỷ là Range Rover, Range Rover Evoque, Maybach 57S gắn logo Zeppelin và Mercedes-Benz cùng dùng chung biển số 51A-888.88. Nhưng thực chất biển số đó là của xe Maybach, ba xe còn lại đều mang biển giả.
Việc 4 xe sang cùng mang một biển số được nhiều người phân tích là do biển số ngũ quý 8 mang yếu tố may mắn trong làm ăn, nên có thể các chủ xe làm biển giả để mong làm ăn may mắn.
Dùng biển số xe giả bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt đối với người điều khiển xe
Theo quy định hiện hành chỉ xử phạt đối với người điều khiển xe chứ không xử phạt đối với chủ sở hữu xe gắn biển số giả.
Mức xử phạt đối với hành vi “Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe; hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp”, cụ thể như sau:
– Đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô:
Người điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe; hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. (Khoản 5 điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
– Đối với người Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Người điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp bị phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng. (Khoản 1, khoản 3 điều 17Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Ngoài ra, người điều khiển xe gắn biển số không đúng biển số đăng ký trong Giấy đăng ký xe; còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là bị tịch thu giấy đăng ký xe; và biển sổ xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Xử phạt đối với người sản xuất biển số xe giả
Thông tư 58/2020 của Bộ Công an đã quy định rõ về việc đăng ký xe; và cấp biển số thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Do đó, việc các tổ chức, cá nhân sản xuất; và sử dụng biển số giá đều là bất hợp pháp; và phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật đó.
Khoản 3 điều 29, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất; lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất biển số trái phép sẽ bị xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền với mức phạt như sau:
+ Đối với cá nhân: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Ta thấy việc quy định như trên phù hợp với các các nguyên tắc; được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Ngoài việc bị phạt tiền, người sản xuất biển số giả còn bị áp dụng các hình phạt bổ sung; đó là bị tịch thu biển số sản xuất trái phép; và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Có thể bạn quan tâm:
- Sử dụng biển số xe giả bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
- Chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu theo quy định?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tại sao xe sang thường lắp biển giả, biển số đẹp?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, việc làm giả hoặc sử dụng biển số xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
Phạt từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 02 năm: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật.
Tùy theo mức độ phạm tội, người phạm tội còn có thể; bị xử phạt lên tới 07 năm tù.
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 1 điều 6 và điểm c khoản 2 điều 11 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);“
Theo đó người 18 tuổi trở lên (không cần phải thuộc diện công an, quân đội, thanh tra giao thông, quản lý thị trường, kiểm lâm, sát hạch viên, vận động viên môtô, không cần đứng tên giấy đăng ký xe mô tô trên 175 cm3) đều được phép tham gia thi và cấp bằng lái xe mô tô hạng A2.