Bị tạm giam có được gặp người nhà hay không theo pháp luật quy định?

bởi
Bị tạm giam có được gặp người nhà hay không theo pháp luật quy định?

Bị tạm giam thì có được gặp người thân hay không là câu hỏi của rất nhiều người khi có gia quyết không may rơi vào vòng lao lý? Vậy tạm giam có được gặp người nhà hay không? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý:

Bị tạm giam vẫn gặp được người thân?

Đối với người bị tạm giam; thì sẽ hơi khác một chút. Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Người bị tạm giam trên lý thuyết chưa được coi là tội phạm; và sẽ có quyền gặp người thân 1 tháng 1 lần; và mỗi lần không quá 1 giờ theo Khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015:

“Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.”

Thay đổi biện pháp ngăn chăn khác tạm giam

Nếu các cơ quan chức năng xét thấy tình trạng và diễn biến thay đổi thì; Người bị tạm giam sẽ được liên tục thay đổi biện pháp ngăn chặn; các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự. gồm:

Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn

1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Nếu xét thấy tạm giam không còn phú hợp; thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể đổi sang “Cấm đi khỏi nơi cư trú”, “tạm hoãn xuất cảnh”;… Xét thấy việc vợ mang thai trong thời gian bị tạm giam là hoàn toàn bình thường. 

Câu hỏi thường gặp

Không áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam khi nào?

Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Tạm giam được áp dụng đối với những đối tượng nào?

Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng tuy nhiên nhân thân không tốt, đã có tiền án tiền sự hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.

Thay đổi biện pháp ngăn chặn được quy định như thế nào?

Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline: 0833.102.102

Xem thêm: Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm