Tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội

bởi Luật Sư X
Tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội

Tạm ngừng kinh doanh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi công ty gặp khó khăn hoặc cần tìm bước phát triển mới. Hãy tham khảo bài viết về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội của Luật sư X.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là gì? Tạm ngừng kinh doanh là một thuật ngữ được cụ thể hóa từ quy định pháp luật. Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là hoạt động doanh nghiệp sẽ dừng hoạt động trong một khoảng thời gian. Tình trạng trên cổng thông tin quốc gia sẽ được thay đổi thành “đang tạm ngừng kinh doanh”. Đồng thời doanh nghiệp sẽ dừng các nghĩa vụ về kê khai thuế, bảo hiểm xã hội, hoạt động kinh doanh kể từ thời điểm này.

Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh

…..

3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Theo quy định hiện hành thì doanh nghiệp sẽ được tạm ngừng kinh doanh nhiều lần nhưng tối đa không được quá 2 năm liên tiếp. Việc tạm ngừng không làm thay đổi các nghĩa vụ mà doanh nghiệp không hoàn thành trước đó. Chẳng hạn như nợ thuế, nợ lương nhân viên, nợ tiền bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Doanh nghiệp tạm ngừng vào 01/02/2021 đến 02/02/2022. Trước 01/02/2021 doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh 1 tháng, nghĩa là sẽ cần đóng thuế môn bài, kê khai báo cáo quý I và báo cáo năm 2021 (những quý I, II, III không phải báo cáo). Vì vậy để triệt để và tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp thường lựa chọn tạm ngừng kinh doanh trong 1 năm tài chính. Từ 01/01 đến hết 31/12 năm đó. Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

Tham khảo thêm bài viết:

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội

Luật doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực vào 01/01/2021 có thay đổi lớn. Thời gian báo trước khi chính thức tạm ngừng kinh doanh giảm từ 15 ngày xuống 3 ngày. Như vậy doanh nghiệp sẽ thuận tiện và chủ động hơn khi muốn tạm ngừng kinh doanh:

Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh 1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 kế thừa toàn bộ những quy định của Luật doanh nghiệp 2014 trước đó.

Thành phần hồ sơ tạm ngừng kinh doanh mới nhất bao gồm:

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu có sẵn của Bộ kế hoạch & đầu tư);
  • Quyết định tạm ngừng kinh doanh (nếu có);
  • Biên bản họp tạm ngừng kinh doanh (nếu có).

Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ. Doanh nghiệp sẽ được thông báo được phép tạm ngừng hay cần sửa đổi bổ sung hồ sơ.

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội là dịch vụ hữu ích hỗ trợ những chủ doanh nghiệp có nhu cầu dừng hoạt động kinh doanh của mình. Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ này sẽ được Luật sư X hỗ trợ:

  • Tư vấn và giải đáp những kiến thức cần thiết liên quan tạm ngừng kinh doanh;
  • Soạn thảo hồ sơ, văn bản giấy tờ hợp lệ;
  • Đại diện nộp hồ sơ, bàn giao, lưu trữ kết quả khi khách có nhu cầu
Bảng giá dịch vụ tạm ngừng ở Hà Nội

Liên hệ Luật Sư X

Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, hãy liên hệ Luật sư X ngay: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho công ty cổ phần ở Hà Nội là gì?

Đối với Công ty cổ phần thì hồ sơ cần phải chuẩn bị gồm:
– Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc biểu quyết thông qua quyết định tạm ngừng công ty.
– Quyết định của Đại Hội đồng cổ đông về việc Tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Công ty.
– Thông báo của Công ty về việc Tạm ngừng hoạt động.
– Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền.

Nếu không tạm ngừng kinh doanh thì có rủi ro, bất lợi gì cho doanh nghiệp?

– Đầu tiên bạn sẽ bị phạt về việc không thông báo tạm ngừng kinh doanh.
Tiếp theo là hàng loại các loại chi phí khách phát sinh như:
– Bảo hiểm xã hội nhân viên;
– Thuế, phí doanh nghiệp;
– Báo cáo thuế theo quý, năm;
– Mức xử phạt hành chính khác…

Các bước tiến hành tạm ngừng kinh doanh cho các doanh nghiệp ở Hà Nội là gì?

Các bước tiến hành như sau:
– Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
– Bước 2: Nộp hồ sơ Hồ sơ nộp qua mạng tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.
– Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ Trong thời gian 3 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp; sau khi đã tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh.

Đến trực tiếp văn phòng Luật Sư X để tư vấn về tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp ở HN

Để được tư vấn về tạm ngừng kinh doanh, quý khách vui lòng đến địa điểm văn phòng công ty.
Địa chỉ: P1404, Tòa 18T2 Số 44 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội]
Để thuận tiện cho quý khách và Luật sư, trước khi tới mời quý khách hàng liên hệ hotline để đặt lịch.
Hotline: 0936 408 102

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm