Tang vật là từ dùng để chỉ những chứng cứ thu thập được trong quá trình xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh tang vật; trong xử lý hình sự cũng có sự tồn tại của việc thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, việc xử lý tang vật và chứng cứ sẽ có sự khác nhau nhất định. Mới đây, vụ việc chủ shop quần áo tại Thanh Hóa có hành vi đánh đập hành hạ người dưới 18 tuổi. Sau khi vụ việc xảy ra, nhận lại sự phẫn nộ của dư luận; thì vào đêm ngay 3/12; công an đã đến shop quần áo và tiến hành thu giữ toàn bộ hàng hóa tại cửa hàng đó. Sau khi những clip ghi lại cảnh thu giữ xuất hiện trên mạng; nhiều ý kiến thắc mắc về việc hàng hóa này sẽ được xử lý như thế nào? Vậy tang vật sau khi thu giữ được xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020
Thế nào là tịch thu tang vật?
Theo quy định tại Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc tịch thu tang vật bên cạnh để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật tiếp tục diễn ra; mà còn dùng làm chứng cứ nếu người có hành vi vi phạm có hành vi lấp liếm; bao che cho hành vi vi phạm của mình.
Thủ tục tịch thu tang vật
Căn cứ theo Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về thủ tục tịch thu tang vật như sau:
Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trước hết, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên; số lượng; chủng loại; số đăng ký (nếu có); tình trạng; chất lượng của vật; tiền; hàng hoá; phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu. Việc quy định phải có những nội dung này để đảm bảo minh bạch trong việc thu giữ; tránh những tranh chấp không đáng có sau đó. Bên cạnh đó, để chắc chắn hơn; phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu; người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến. Trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
- Đối với tang vật; phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt; đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
- Đối với tang vật; phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ; người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật; phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này. Biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản; người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
Xử lý tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu
Cách xử lý tang vật
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cơ quan ra quyết định tịch thu phải ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật chỉ được là công ty hợp danh và chịu sự quản lý của Nhà nước. Việc quy định bán đấu giá chỉ được công ty hợp danh tổ chức nhằm mục đích đảm bảo việc đấu giá tài sản chỉ chịu sự chi phối của một bên và không nhằm mục đích thương mại.
Trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu thành lập Hội đồng để bán đấu giá. Thành phần, trình tự, thủ tục bán đấu giá của hội đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật bán đấu giá tài sản đối với Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt.
Thủ tục xử lý tang vật
Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì sau khi đã ký hợp đồng bán đấu giá tài sản, cơ quan đã ra quyết định tịch thu tiến hành chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản chuyển giao. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm chuyển giao; người chuyển giao; người nhận chuyển giao; chữ ký có đóng dấu (nếu có) của người chuyển giao, người nhận chuyển giao; số lượng, tình trạng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu để bán đấu giá.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn, thì tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp đã được thuê bán đấu giá tiếp tục ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tang vật, phương tiện đó. Địa điểm tổ chức bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Chi phí quản lý, xử lý tang vật
Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi tiêu hủy tang vật vụ án có thể bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật, tài liệu bí mật nhà nước
- Xông vào trụ sở công an cướp vật chứng bị xử lý như thế nào?
- Tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép bị phạt bao nhiêu năm tù?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Tang vật sau khi thu giữ được xử lý như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Như đã quy định ở trên; hàng hóa của hai vợ chồng chủ shop sau khi thu giữ sẽ được bán đấu giá. Còn đối với những hàng hóa là hàng Việt Nam được xác định là không vi phạm pháp luật sẽ được trả lại cho hai vợ chồng chủ shop sau khi xử phạt vi phạm hành chính xong.
Hiện tại, không thể sử dụng quần áo thu giữ được tại cửa hàng đi từ thiện; bởi việc mang quần áo đi từ thiện có thể không minh bạch về mặt lợi ích; có khả năng gây ra ý kiến trái chiều. Vậy nên, tất cả tang vật nếu được thu giữ sẽ được xử lý theo hình thức bán đấu giá.