Chào Luật sư X, tôi có thắc mắc như sau: Theo tôi tìm hiểu thì quy trình xử lý một đơn đăng ký nhãn hiệu gồm rất nhiều bước; trong đó có bước thẩm định hình thức nhãn hiệu. Tôi đã từng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và bị sai sót ở bước thẩm định này. Vì vậy rất mong được Luật sư giải đáp về bước thẩm định hình thức nhãn hiệu; để tôi có thể tránh được sai sót cho những lần đăng ký sau. Xin cảm ơn Luật sư!
Chào bạn, Luật sư X cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về thẩm định hình thức nhãn hiệu như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhãn hiệu là gì?
Căn cứ Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.“
Nhãn hiệu muốn được bảo hộ phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá; dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá; dịch vụ của chủ thể khác.
Quy trình thẩm định hình thức nhãn hiệu như thế nào?
Theo quy định, quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức; công bố đơn trên Công báo; thẩm định nội dung nhãn hiệu; cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Trong đó, việc thẩm định hình thức nhãn hiệu là giai đoạn đầu tiên để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn; từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối.
Đơn hợp lệ
Đơn được coi là hợp lệ nếu đáp ứng các quy định sau:
- Đầy đủ số lượng các tài liệu. Đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường gồm có: 02 Đơn đăng ký nhãn hiệu; 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo đơn và Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Đơn đăng ký nhãn hiệu phải được khai đầy đủ; thống nhất theo mẫu bằng tiếng Việt chỉ được đánh máy; hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa.
- Danh mục sản phẩm; dịch vụ bảo hộ theo đơn phải được phân nhóm chính xác.
- Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm; không nhỏ hơn 8mm; tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai.
- Nộp đầy đủ phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu theo quy định.
Đơn không hợp lệ
Đơn không hợp lệ là đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện kể trên hoặc thuộc một trong các trường hợp:
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
- Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
- Người nộp đơn không có quyền đăng ký; kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một; hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
- Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật này;
- Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
Kết quả của thẩm định hình thức nhãn hiệu sẽ có trong vòng 1 đến 2 tháng kể từ khi nộp đơn. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu còn thiếu sót; Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ; trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo; người nộp đơn phải sửa chữa thiếu sót.
Đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu về hình thức; hoặc Cục Sở hữu trí tuệ đồng ý với việc trả lời thông báo thiếu sót hình thức của chủ đơn; thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho người nộp đơn.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu trọn gói 2021 của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Từ khi chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ tới Cục Sở hữu trí tuệ và được xem xét, giải quyết hồ sơ; thì tổng thời gian đề nhận được kết quả khoảng hơn 12 tháng.
Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được thẩm định hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ; số đơn hợp lệ; ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
Thứ nhất, việc gắn thương hiệu lên 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ cụ thể nào đó sẽ giúp khách hàng; người sử dụng sản phẩm dễ dàng phân biệt sản phẩm của công ty.
Thứ hai, để bảo vệ được thương hiệu sản phẩm của mình; tránh việc bị bên khác làm “nhái” hoặc làm “giả”; chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.