Để chỉ dẫn hay cấm các phương tiện lưu thông trên một đoạn đường thì cơ quan có thẩm quyền cần đặt các biển báo để người điều khiển phương tiện chấp hành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có quyền đặt biển báo giao thông trên các đoạn đường. Chỉ có cơ quan có thẩm quyền theo quy định mới có quyền đặt biển báo giao thông. Vậy, Thẩm quyền đặt biển báo giao thông thuộc về ai? Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Quy định về biển báo giao thông
Khi tham gia giao thông, chắc hẳn ai cũng nhìn thấy những biển báo để hướng dẫn người dân đi đường đúng cách, đảm bảo an toàn. Khi nhìn thấy những biển báo này thì người điều khiển phương tiện giao thông cần nghiêm túc chấp hành. Có thể nhiều người còn chưa nắm rõ các quy định về biển báo giao thông. Để hiểu rõ hơn về biển báo giao thông, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm của biển báo giao thông. Tuy nhiên, biển báo giao thông có thể hiểu là các biển báo, biển hiệu được đặt trên đường, có chứa các loại thông tin để biểu thị, truyền đạt đến người tham gia giao thông, giúp họ chấp hành giao thông một cách an toàn và chính xác nhất.
Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ:
“1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
…
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.”
Theo đó, biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ, được đặt trên những đoạn đường và chứa những thông tin để người tham gia giao thông thực hiện theo có thể di chuyển một cách chính xác và an toàn.
Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định biển báo giao thông được chia thành 5 loại và được chia thành 5 loại với từng mục đích khác nhau:
– Biển báo cấm
– Biển báo nguy hiểm
– Biển hiệu lệnh
– Biển chỉ dẫn
– Biển phụ
Như vậy, có 5 loại biển báo giao thông và chúng nó ý nghĩa khác nhau. Khi nhìn thấy những biển báo này thì người điều khiển phương tiện lưu thông cần chấp hành đúng.
Điều kiện đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
Mỗi cầu đường sẽ có những thiết kế và kết cấu khác nhau, do đó àm không phải mọi loại xe đều có thể đi qua. Để tránh gây hư hỏng cầu đường cũng như đảm bảo an toàn giao thông cho những người đi qua cầu đường đó thì cơ quan chức năng sẽ đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe. Tuy nhiên, để có thể đặt báo hiệu hạn chế trọng lượng xe cần đáp ứng các điều kiện quy định. Dưới đây là điều kiện đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe bạn có thể tham khảo.
Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT như sau:
“Điều 7. Điều kiện đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
1. Cầu không đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
a) Cầu được thiết kế theo tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến (H30-XB80, HL93 hoặc tương đương trở lên), thi công đúng thiết kế, chất lượng tốt, không bị hư hỏng.
b) Cầu đang khai thác được tính toán hoặc kiểm định đáp ứng được khả năng chịu tải tương đương với tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến nêu tại điểm a Khoản này.
2. Cầu phải đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
a) Cầu không đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu.
b) Trị số ghi trên biển báo hiệu là kết quả tính toán hoặc kiểm định cầu, làm tròn số đến đơn vị tấn, được quyết định bởi cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.
3. Đồng bộ về tải trọng cầu, đường trên mạng lưới đường bộ
a) Khi đầu tư xây dựng cầu mới, phải thiết kế theo tải trọng tiêu chuẩn quy định tại Tiêu chuẩn 22TCN 272-05 (hoặc tải trọng tương đương).
b) Khi sửa chữa cải tạo, nâng cấp cầu, phải thiết kế theo hướng nâng cao tải trọng khai thác của cầu hoặc kết hợp điều tiết, tổ chức giao thông để bỏ biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu khi điều kiện cho phép (quy định tốc độ tối đa qua cầu; điều tiết xe qua cầu từng chiếc hoặc bảo đảm cự ly tối thiểu giữa các xe; xe đi đúng tim cầu; không dừng đỗ, phanh gấp trên cầu).
c) Đối với cầu có tải trọng khai thác thấp (chỉ cho phép xe có tổng trọng lượng nhỏ hơn 13 tấn qua cầu): trên hệ thống quốc lộ phải xây dựng cầu mới để thay thế kịp thời; trên các hệ thống đường bộ khác phải có kế hoạch xây dựng cầu mới phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
…“
Theo đó, đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe thì cần đáp ứng những điều kiện nêu trên.
Thẩm quyền đặt biển báo giao thông thuộc cơ quan nào?
Không phải cơ quan chức năng nào cũng có thể đặt biển báo giao thông trên những đoạn đường. Việc đặt biển báo giao thông phải được thực hiện đúng thẩm quyền. Vậy, thẩm quyền đặt biển báo giao thông thuộc cơ quan nào? Để biết cơ quan nào có thảm quyền đặt biển báo giao thông, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.“
Mà cũng theo Khoản 1 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
– Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
– Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
– Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Như vậy, thẩm quyền lắp đặt các biển báo giao thông thuộc về Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền đặt biển báo giao thông thuộc về ai 2023?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về hiệu lực của biển báo như sau:
“Điều 19. Hiệu lực của biển báo
19.1. Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.
19.2. Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
19.3. Biển báo khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Biển báo khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả biển báo và đèn tín hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này.“
Như vậy, hiệu lực của các biển báo được quy định như trên.
Nếu ở cùng một khu vực mà đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự sau:
– Đầu tiên là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
– Thứ hai là hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
– Thứ ba là hiệu lệnh của biển báo giao thông;
– Thứ tư là hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.
Lưu ý: Trường hợp ở một vị trí đã có biển báo cố định lại có biển khác có tính chất tạm thời mà 02 biển có ý nghĩa khác nhau thì phải chấp hành theo biển báo có tính chất tạm thời.