Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự

bởi
Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự

Quy định về thẩm quyền điều tra, thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự là một trong những quy định rất quan trọng, xác định thẩm quyền và trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan xét xử của Bộ luật tố tụng hình sự. Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cả người bị đưa ra xét xử, người bị hại đều thường thắc mắc rằng Tòa án nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh là nơi xét xử vụ án. Vậy vấn đề này được quy định cụ thể như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Xin chào luật sư. Theo quy định hiện nay thẩm quyền xét xử vụ án hình sự hiện nay được quy định như thế nào? Thẩm quyền xét xử này tại Tòa án các cấp được quy định ra sao? Nếu tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử thuộc về ai? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Mô hình hệ thống tòa án mà Việt Nam áp dụng là mô hình hệ thống tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Hệ thống đó được quy định cụ thể như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện đối với với đơn vị hành chính cấp huyện.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với với đơn vị hành chính cấp tỉnh.
  • Tòa án nhân dân cấp cao tại những thành phố lớn. Phân bổ theo các khu vực địa lý (Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ)
  • Tòa án nhân dân tối cao ở trung ương.

Đối với thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; thì trong các cấp tòa án vừa nêu chỉ có tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp tỉnh là có thẩm quyền này.

Sở dĩ, có sự phân định cụ thể ra hai cấp xét xử sơ thẩm như vậy. Vì trên thực tế những vụ án đều có tính chất phức tạp, quy mô, và hậu quả nghiêm trọng ở mức khác nhau. Như vậy, cũng sẽ đòi hỏi trình độ chuyên môn; cơ cấu tổ chức; số lương nhân sự khác nhau để giải quyết những vụ án này.

Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của tòa án cấp huyện

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 268 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trừ những tội phạm:

  • Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
  • Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
  • Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399; và 400 của Bộ luật hình sự;
  • Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, đây là quy định mang tính chất liệt kê và có dẫn chiếu sang các quy định khác trong Bộ luật hình sự năm 2015. Do đó, bạn cần căn cứ vào quy định trên và đối chiếu với các quy định mà điều luật này dẫn chiếu để nắm được quy định chi tiết.

Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của Tòa án cấp tỉnh

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 268 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:

  • Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Và Tòa án quân sự khu vực;
  • Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài; hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
  • Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá; thống nhất về tính chất vụ án; hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán; Kiểm sát viên; Điều tra viên; cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; người có chức sắc trong tôn giáo; hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Như vậy, khác với quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là quy định mang tính nguyên tắc. Do đó, bạn cần căn cứ vào những nguyên tắc trên. Để áp dụng cho trường hợp cụ thể mà bạn gặp phải.

Thẩm quyền xét xử của tòa án theo lãnh thổ

Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau; hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm. Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam; thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự?

Căn cứ khoản 1 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiếm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết. Được quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 153.

Có được chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử không?

Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì toà án trả hồ sơ cho viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ. Viện kiểm sát đã truy tố phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố. Để giải quyết theo thẩm quyền.

Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thẩm quyền xét xử vụ án hình sự thuộc về ai?

Tàu bay, tàu biển mang quốc tịch quốc gia nào; thì dù có đang hoạt động ngoài không phận; hoặc ngoài lãnh hải của quốc gia đó vẫn được coi là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia mà nó mang quốc tịch. Do vậy, tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của Việt Nam đã rời khỏi không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam. Vẫn là tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm