Tình thế cấp thiết là khái niệm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Theo đó, những hành vi gây thiệt hại trong những trường hợp khẩn cấp có thể được áp dụng để xem xét làm tình tiết giảm nhẹ. Vậy thế nào là tình thế cấp thiết? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tình thế cấp thiết
Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự 2015 tình thế cấp thiết được hiểu như sau:
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình; của người khác; hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
Có thể thấy, tình thế cấp thiết là tình thế mà một người khi đứng trước một mối đe dọa đến một lợi ích, một quan hệ pháp luật nào đó đang bị đe dọa; người này không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại cho một lợi ích khác nhỏ hơn. Để giảm bớt phần thiệt hại xảy ra. Theo đó, khi có một nguy cơ đang đe dọa gây ra một thiệt hại nào đó; để ngăn chặn thiệt hại xảy ra; pháp luật cho phép có quyền gây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn; nếu đó là phương án cuối cùng, duy nhất.
Hành vi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi gây thiệt hại do tình thế cấp thiết được xem là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015.
Như vậy, không phải cứ các hành vi biện minh cho tình thế cấp thiết là không phạm tội. Nếu trường hợp gây ra thiệt hại quá rõ và vượt quá nhu cầu của tính cấp thiết thì người gây thiệt hại cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Câu hỏi thường gặp
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình; của người khác; hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. Bởi vì việc này nhằm làm giảm thiểu một hành vi gây thiệt hại khác mà nó có sức ảnh hưởng lớn hơn hành vi này.
Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung về Tình thế cấp thiết theo quy định của Luật Hình sự hiện hành của Luât Sư X. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
Xem thêm: Người dưới 18 tuổi phạm tội thì sẽ phải chịu những hình phạt nào?