Chính phủ ban hành văn bản quy phạm nào theo quy định?

bởi Vũ Trang

Văn bản pháp luật là một khái niệm không còn quá xa lạ gì với người Việt Nam. Tuy nhiên, trong văn bản pháp luật lại bao gồm nhiều loại văn bản khác nhau, một trong số đó là văn bản quy phạm pháp luật. Hiện tại, khái niệm của loại văn bản này mọi người vẫn chưa hiểu rõ một cách đầy đủ và chính xác, cũng như nắm được chính phủ ban hành văn bản quy phạm nào?

Chính vì lý do này, Luatsux.vn sẽ giúp quý khách hàng hiểu một cách chuẩn chỉnh như thế nào là Văn bản quy phạm pháp luật cũng như Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại?

Chính phủ ban hành văn bản quy phạm nào?

Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản được ban hành bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính chất bắt buộc, được áp dụng nhiều lần trong một khu vực địa giới hành chính hoặc phạm vi lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ theo nội dung, trình tự theo luật định.

Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp,cơ quan trung ương tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm:

– Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đông nhân dân các cấp.

– Cơ quan hành chính: Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp.

– Cơ quan tư pháp: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Cơ quan trung ương tổ chức chính trị – xã hội phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Cơ quan do Quốc hội thành lập: Tổng kiểm toán nhà nước

Các cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Theo quy định, chính phủ ban hành văn bản  quy phạm nào?

Chính phủ ban hành văn bản quy phạm sau đây:

Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ bao gồm văn bản do các Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sau ban hành: Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Tuy nhiên, không phải văn bản nào do Chính phủ ban hành cũng là văn bản quy phạm pháp luật, mặc dù, những văn bản này vẫn chứa đựng các tính chất pháp lý. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP thì một số quyết định của thủ tướng Chính phủ không phải là Văn bản quy phạm pháp luật:

1/ Các quyết định liên quan đến phê duyệt chiến lực, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án.

2/ Chỉ tiêu kinh tế.

3/ Thành lập trường đại học, các cơ quan thực hiện nhiệm vụ mà chính phủ giao gồm ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban.

4/ các quyết định Khen thưởng, kỷ luật, điều động.

5/ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp nhận đơn thư từ chức, tạm đình chỉ công tác.

Chủ tịch nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?

Theo quy định tại Điều 17 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chủ tịch nước có quyền ban hành Lệnh và Quyết định. Chủ tịch nước ban hành Lệnh, Quyết định để quy định:

– Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được.

– Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của LsX về Chính phủ ban hành văn bản quy phạm nào. Đơn vị chúng tôi chuyên giải quyết các vấn đề về hành chính, giấy tờ pháp luật chứng nhận về thương hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thành lập doanh nghiệp,.. chúng tôi là đơn vị tiếp cận và hỗ trợ dịch vụ luật hàng đầu hiện nay, vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng khi cần.

Để giải đáp thắc mắc, nhận thêm thông tin và dịch vụ tư vấn giúp đỡ trực tiếp của luật sư hãy liên hệ 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa gì ?
Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh việc hiểu sai dẫn đến việc lạm dụng pháp luật. Ở dạng thành văn, các quy định của pháp luật được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng, chung chung, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trên toàn xã hội.
Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm