Lãnh sự quán chiếm vai trò quan trọng trong đối ngoại của Việt Nam. Nhưng bạn đã biết lãnh sự quán là gì? có vai trò gì? Liên quan tới nội dung này, chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi của các bạn độc giả. Cụ thể có thắc mắc như sau:
“Chào Luật sư, hiện nay, tôi đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Gần đây gia đình tôi có một số công việc liên quan tới cần được lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài xác nhận. Tuy nhiên tôi còn khá mơ hồ về chức năng cũng như vai trò của cơ quan này. Vì vậy tôi muốn hỏi Luật sư về các nội dung thắc mắc trên? Mong được Luật sư X giải đáp, tôi cảm ơn.”
Căn cứ pháp lý
Công ước viên 1963
Lãnh sự quán là gì?
Lãnh Sự Quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác; phụ trách một vùng nào đó. Đây là nơi làm việc của Tổng Lãnh sự và các nhân viên ngoại giao. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán; do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố đại lý…
Lãnh sự quán thường được đặt ở đâu?
Tổng Lãnh Sự quán thường được đặt ở các thành phố lớn. Như tất cả TLSQ các nước đều đóng tại TP. HCM, có một vài quốc gia có thêm TLSQ tại Đà Nẵng. Hiện tại các TLSQ ở các nước phụ trách khoảng 30 tỉnh, thành phía Nam (tính từ miền Trung vào, số lượng và phạm vi có thay đổi tùy theo nước)
Chức năng của lãnh sự quán
Theo điều 5, công ước viên 1963 quy định chức năng của lãnh sự:
Các chức năng được quy định theo các điều khoản như sau:
Khoản a:
Bảo vệ tại Nước tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân Nước cử; trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép;
Khoản b:
Có nhiệm vụ Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử và Nước tiếp nhận cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phù hợp với các quy định của Công ước này;
Khoản c:
Bằng mọi biện pháp hợp pháp; tìm hiểu tình hình và diễn biến trong đời sống thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học của Nước tiếp nhận; báo cáo tình hình đó về Chính phủ Nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm;
Khoản d:
Lãnh sự quán cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân Nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử;
Khoản e:
Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử;
Khoản f:
Hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên và thực hiện những chức năng tương tự; cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
Khoản g:
Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
Khoản h:
Trong phạm vi luật và quy định của Nước tiếp nhận; bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử; đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này;
Khoản i:
Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở Nước tiếp nhận; đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cử trước toàn án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận; nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó; nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác; họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ;
Khoản j:
Lãnh sự quán chuyển giao các tài liệu tư pháp và không tư pháp, hoặc thực hiện các uỷ thác tư pháp hoặc uỷ thác lấy lời khai cho các toà án ở Nước cử phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành, hoặc nếu không có những điều ước quốc tế như vậy thì theo bất cứ cách nào khác phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
Khoản k:
Thực hiện quyền giám sát và thanh tra mà luật và quy định của Nước cử cho phép, đối với tàu thuỷ có quốc tịch Nước cử, tàu bay đăng ký ở Nước này, thuyền bộ và tổ bay;
Khoản i:
Giúp đỡ tàu thuỷ và tàu bay nêu ở mục (k) của điều này, và giúp các thành viên của thuyền bộ và tổ bay trên các tàu thuỷ và tàu bay đó, nhận các lời khai về hành trình của tàu, kiểm tra và đóng dấu giấy tờ của tàu và không ảnh hưởng đến quyền hạn của nhà chức trách Nước tiếp nhận, tiến hành điều tra các sự kiện xảy ra trong hành trình của tàu và giải quyết các tranh chấp dưới bất cứ dạng nào giữa thuyền trưởng, các sĩ quan và thuỷ thủ trong phạm vi cho phép của luật và các quy định của Nước cử;
Khoản m:
Thực hiện các chức năng khác do Nước cử giao cho cơ quan lãnh sự, nếu điều đó không bị luật và quy định của Nước tiếp nhận ngăn cấm hoặc không bị Nước tiếp nhận phản đối hoặc điều đó được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành giữa Nước cử và Nước tiếp nhận.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là gì? Các quy định liên quan đến FPI?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Theo quy định của pháp luật lãnh sự quán là gì?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Công ước Viên năm 1963, cơ quan lãnh sự được chia thành 4 cấp:
– Tổng lãnh sự quán – đứng đầu là tổng lãnh sự;
– Lãnh sự quán – đứng đầu là lãnh sự;
– Phó lãnh sự quán – đứng đầu là phó lãnh sự;
– Đại lý lãnh sự quán – đứng đầu là đại lý lãnh sự.
Thành viên của cơ quan lãnh sự được chia thành 3 loại: Viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự, nhân viên phục vụ.
Nước cử lãnh sự, căn cứ vào pháp luât nước mình, bổ nhiêm người đứng đầu cơ quan lãnh sự thông qua việc cấp bằng lãnh sự, trong đó ghi rõ họ tên, cấp lãnh sự, khu vực lãnh sự và địa chỉ cơ quan lãnh sự. Bằng lãnh sự có thể do nguyên thủ quốc gia hoặc bộ trưởng bộ ngoại giao cấp, tùy theo quy định của pháp luật mỗi nước.