Theo quy định của pháp luật uống rượu lái xe ô tô phạt bao nhiêu 2022?

bởi Anh
Theo quy định của pháp luật 2022 uống rượu lái xe bị phạt bao nhiêu

Hiện nay tình trạng tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia xảy ra ngày càng nhiều. Chúng ta có thể dễ dàng đọc được những tin tức liên quan đến tai nạn giao thông do rượu bia trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chính vì vậy nhà nước đang có những chính sách, những quy định để giảm thiểu vấn đề này. Vậy theo quy định của pháp luật Uống rượu lái xe ô tô phạt bao nhiêu 2022? Các khung hình phạt liên quan đến sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là gì? Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là rượu bia?

Rượu bia là một loại đồ uống có chứa ethanol, một loại rượu được sản xuất bằng cách lên men ngũ cốc, trái cây hoặc các nguồn đường khác. Việc tiêu thụ rượu đóng một vai trò xã hội quan trọng trong nhiều nền văn hóa. Hầu hết các quốc gia đều có luật điều chỉnh việc sản xuất, bán và tiêu thụ đồ uống có cồn. Một số quốc gia cấm các hoạt động như vậy hoàn toàn, nhưng đồ uống có cồn là hợp pháp ở hầu hết các nơi trên thế giới.

Rượu là một chất gây trầm cảm, ở liều thấp gây hưng phấn, giảm lo lắng và cải thiện tính xã hội. Ở liều cao hơn, nó gây ra say rượu, choáng váng, bất tỉnh hoặc tử vong . Sử dụng lâu dài có thể dẫn đến lạm dụng rượu, ung thư, lệ thuộc về thể chất và nghiện rượu . Rượu là một trong những loại thuốc giải trí được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, với khoảng 33% số người là những người uống rượu hiện tại.

Tính đến năm 2016 Trung bình, phụ nữ uống 0,7 ly và nam 1,7 ly mỗi ngày. Vào năm 2015, trong số những người Mỹ, 86% người trưởng thành đã uống rượu vào một thời điểm nào đó, 70% đã uống nó trong năm ngoái và 56% trong tháng trước. Đồ uống có cồn thường được chia thành ba loại – bia, rượu vang và rượu mạnh. Thông thường nồng độ cồn của các đồ uống này là từ 3% đến 50%.

Khám phá về những chiếc bình thời kỳ đồ đá muộn cho thấy đồ uống lên men đã tồn tại ít nhất là sớm nhất là vào thời kỳ đồ đá mới (khoảng 10.000 năm TCN).

Nhiều động vật cũng uống rượu khi có cơ hội và bị say theo cách tương tự như con người, mặc dù con người là loài duy nhất được biết là có sản xuất đồ uống có cồn một cách có chủ ý.

Các chuyên gia y tế cho biết, rượu bia là một chất gây ảo giác nặng với hệ thần kinh, làm hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận động. Do say xỉn không làm chủ được tay lái, khó xử lý tình huống, nhiều người đã vô tình gieo những án “tử” không hẹn trước cho những người tham gia giao thông khác và cả chính mình.

Vì vậy ở nhiều quốc gia cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông và Việt Nam là một trong số đó.

Theo quy định của pháp luật 2022 uống rượu lái xe bị xử phạt bao nhiêu
Theo quy định của pháp luật 2022 uống rượu lái xe bị xử phạt bao nhiêu

Lỗi uống rượu bia khi lái xe ô tô?

Căn cứ theo Khoản 8 Điều Luật giao thông đường bộ số 823/2008/QH12 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông như sau:

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy uống rượu bia khi lái xe ô tô hay xe máy là hành vi trái quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

Uống rượu lái xe ô tô phạt bao nhiêu 2022?

Mức phạt uống rượu bia khi lái xe ô tô?

Hành vi uống rượu khi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy lỗi uống rượu bia khi lái xe ô tô bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điểm c Khoản 6; Điểm c Khoản 8; Điểm a Khoản 10; Điểm e, g, h Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (SĐBS bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng..
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức phạt uống rượu bia khi tham gia xe máy?

Uống rượu lái xe máy bị phạt bao nhiêu năm 2022? Mức phạt uống rượu khi lái xe máy?

Theo quy định tại Điểm c Khoản 6; Điểm c Khoản 7; Điểm e Khoản 8; Điểm đ, e, g Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức phạt uống rượu khi lái xe máy gây tai nạn?

Say rượu gây tai nạn giao thông thì bị xử lý thế nào?

Điều 260 Bộ luật Hình sự 2017 quy định về hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Như vậy, uống rượu khi lái xe máy gây tai nạn tùy từng trường hợp và hậu quả mà người gây tai nạn sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng và phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Ngoài ra nếu người điều khiển xe máy trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác gây tai nạn nghiêm trọng theo quy định tại Khoản 2 Điều 260 bộ luật này thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Nếu vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Căn cứ điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm d, đ, e khoản 10 điều 7, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng.

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác

Căn cứ điểm q khoản 1, điểm e khoản 3, điểm c khoản 4 điều 8, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (trước đây, chỉ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng).

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Theo quy định của pháp luật Uống rượu lái xe ô tô phạt bao nhiêu 2022 ?. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, dịch vụ thám tử theo dõi , các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline : 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Câu hỏi thường gặp

Được thổi nồng độ cồn mấy lần để chứng minh không uống rượu, bia?

Nhiều lúc bạn bị kiểm tra ra nồng độ cồn trong hơi thở nhưng trước đó bạn lại không uống rượu, bia thì làm như thế nào?
Lãnh đạo phòng CSGT Hà Nội cho biết, trong trường hợp này, người dân có thể yêu cầu thổi nồng độ cồn lần 2. Như vậy nếu các bạn còn “chưa tin” vào kết quả đo nồng độ cồn nhận được thì có thể được thổi nồng độ cồn lần 2

Thẩm quyền xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn?

Điều 74 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định các cá nhân có thẩm quyền xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình
– Cảnh sát giao thông
– Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ

Đi xe máy điện, xe đạp điện uống rượu có bị phạt?

Với xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện thì Chính phủ nước ta đã có những quy định về người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện sẽ bị phạt từ 80.000 – 100.000 VNĐ khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hay chưa có 0,25mg/ l khí thở.
+ Phạt 200.000 – 300.000 VNĐ khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá mức 50 – 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,25 – 0,4mg/l khí thở.
+ Phạt 400.000 – 600.000 VNĐ khi trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá mức 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,4mg/l khí thở.
Trên thực tế tốc độ di chuyển của xe máy điện, xe đạp điện là khá nhanh. Vì vậy khi tham gia giao thông, nếu người điều khiển loại xe điện này có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng tương tự như xe mô tô, xe gắn máy. Đây có thể coi là bước tiến lớn, sự hoàn thiện của pháp luật giao thông đường bộ ở nước ta.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm