Phạt tù là hình thức phổ biên biến nhất đối với những tội phạm ở Việt Nam hiện nay. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thời gian phạt tù ở mức tối thiểu là bao nhiêu lâu?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Thời gian phạt tù ở mức tối thiểu là bao nhiêu lâu?
Theo Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
Điều 38. Tù có thời hạn
1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.“
Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định, trong một khoảng thời gian tối thiểu là 03 tháng và tối đa là 20 năm theo pháp luật quy định.
Hình phạt tù có thời hạn là một loại hình phạt nghiêm khắc, khi so hình phạt tù có thời hạn đối với các loại hình phạt như: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ thì hình phạt tù có thời hạn mang tính nghiêm khắc hơn cả. Bởi vì người bị kết án bị tước tự do, bị cách ly với xã hội, họ phải lao động cải tạo trong trại giam dưới sự quản lý và giám sát của lực lượng cảnh sát. Chế độ cải tạo cũng như việc chấp hành hình phạt tù có thời hạn theo Luật thi hành án hình sự và nghị định của Chính phủ quy định.
Hình phạt tù có thời hạn trong luật hình sự Việt Nam tuy là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, hình phạt tù có thời hạn có mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội và thực hiện răn đe, phòng ngừa chung. Tuy nhiên, hình phạt này chỉ được áp dụng trong các trường hợp khi xét thấy cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội trong một thời gian nhất định và khung hình phạt cửa điều luật về tội phạm mà người đó đã thực hiện có hình phạt này, nó không mang tính chất trả thù hay hành hạ người bị kết án mà có ý nghĩa cải tạo giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, nếu người phạm tội tiến bộ thì được xét giảm mức hình phạt. Thực tiễn cho thấy hầu hết những người bị phạt tù có thời hạn đều được giảm và được trả lại tự do trước thời hạn.
Theo quy định của Bộ luật hình sự có quy định những trường hợp như không phải chấp hành hình phạt tù khi đã hết thời hiệu ( Điều 55 ); được miễn chấp hành hình phạt tù ( Điều 62); giảm mức hình phạt tù ( Điều 63); hoãn chấp hành hình phạt tù ( Điều 67); tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù ( 68); án treo ( Điều 65). Tất cả những quy định trên cho thấy hình phạt tù có thời hạn quy định trong luật hình sự nước ta có bản chất khác hẳn với hình phạt tù của các nước tư bản.
Như vừa trình bày ở trên, hình phạt tù có thời hạn có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm. Tuy nhiên, mức này chỉ đối với người phạm một tội, còn đối với người phạm nhiều tội thì mức tối đa có thể lên tới ba mươi năm. Đây là quy định mới so với Bộ luật hình sự năm 1985. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định dù một người có phạm nhiều tội, nhưng đều bị xét xử trong một bản án thì mức hình phạt tù tối đa đối với người ấy cũng không được quá hai mươi năm. Việc quy định như vậy rõ ràng là không thể hiện được nguyên tắc công bằng trong quyết định hình phạt, không có tác dụng đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
Đối với từng hình phạt cụ thể nhà làm luật quy định mức tối thiểu và tối đa đối với hình phạt tù có thời hạn là không hoàn toàn giống với mức tối thiểu và tối đa quy định cho loại hình phạt này, mà tùy thuộc và từng tội phạm, từng trường hợp phạm tội cụ thể mà nhà làm luật quy định mức tối thiểu và tối đa cho phù hợp.
Có tội phạm nhà làm luật chỉ quy định mức tối thiểu là ba tháng và mức tối đa là hai năm, nhưng có tội hạm phải quy định mức tối thiểu là mười năm và tối đa là hai mươi năm. Nếu khung hình phạt quy định mức tối thiểu cao hơn ba tháng tù thì khi quyết định hình phạt Tòa án có thể phạt bị cáo dưới mức tối thiểu của khung hình phạt, nhưng không được xuống dưới quá ba tháng tù.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 này, người bị kết án bị Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn, nếu trước đó họ đã bị tạm giữ hoặc tạm giam, thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Tạm giam có thể hiểu là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại …
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, nhưng không quy định Tòa án trừ ngay khi quyết định hình phạt hay cơ quan công an trừ trong quá trình thi hành hình phạt trong trại giam? Đây là vấn đề tưởng đơn giản nhưng nếu không có quy định thống nhất sẽ dẫn đến việc thi hành khác nhau. Nếu Tòa án trừ ngay khi quyết định hình phạt như từ trước đến nay vẫn làm, thì trong bản án phải tuyên mức hình phạt cụ thể, sau đó trừ thời gian tạm giữ, tạm giam rồi buộc người bị kết án chấp hành hình phạt tù còn lại và thời hạn tù phải tính từ ngày tuyên án hoặc từ ngày bắt thi hành án.
Nếu đến ngày tuyên án, người bị kết án không bị tạm giam, thì Tòa án phải tuyên trong bản án thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án. Nếu giao cho cơ quan công an quản lý tại giam trừ, thì hồ sơ thi hành án phải phản ánh đầy đủ thời gian tạm giam, tạm giữ đối với người bị kết án và việc này phải được quy định trong Bộ luật hình sự hoặc Luật thi hành án
Theo khoản 2 Điều luật này, hình phạt tù có thời hạn không được phép áp dụng cho người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.
Theo quy định này, Tòa án không được áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội trong trường hợp thỏa mãn các điều kiện sau:
– Thứ nhất, tội phạm đã thực hiện là tội vô ý (có thể do lỗi vô ý cẩu thả hoặc vô ý doa quá tự tin) được quy định tại Điều 11 bộ luật này và thuộc vào loại tội ít nghiêm trọng theo điểm a khoản 1 Điều 9 cùng Bộ luật – Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm, ví dụ như: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 139.
– Thứ hai, người phạm tội là người lần đầu phạm tội và có nơi cư trú (thường trú, tạm trú) rõ ràng.
Theo Điều 1, Điều 12 Luật Cư trú 2006 Nơi cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú. Theo đó nơi cư trú của công dân gồm:
– Chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống.
– Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
– Trường hợp không xác định được theo các quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
Trong trường hợp 02 điều kiện trên đây đều thỏa mãn, Tòa án không được áp dụng hình phạt tù có thời hạn cho người phạm tội mà phải áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn. Đó là: Cảnh cáo, phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ…
Đi tù lâu nhất là bao nhiêu năm?
Tù có thời hạn được quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự: buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
Ngoài ra, không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Như vậy, với tù có thời hạn thì mức phạt tù cao nhất sẽ là 20 năm và tối thiểu của hình phạt tù là 03 tháng. Tuy nhiên, theo điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật Hình sự thì trong trường hợp người phạm nhiều tội, mức phạt tù của từng tội sẽ được cộng dồn thành hình phạt chung nhưng chỉ tối đa là 30 năm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thời gian phạt tù ở mức tối thiểu là bao nhiêu lâu?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến lấy hóa đơn điện tử, tra cứu hóa đơn điện tử, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tước một số quyền công dân như sau:
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Theo đó, khi chịu hình phạt tù sẽ bị tước một số quyền công dân nhất định theo quy định như trên.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018 thì:
1. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
Điều đó có nghĩa, người bị kết án tù chung thân có thể được đặc xá nhân dịp sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước. Người được đặc xá được miễn chấp hành hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích và vẫn ghi có tiền án trong lý lịch tư pháp.
Để được đặc xá, phạm nhân phải có đơn đề nghị đặc xá gửi đến Chủ tịch nước và đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá:
– Có tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt, được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt
– Đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đã chấp hành án phạt ít nhất là 14 năm.
– Đối với trường bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn về tội phá hoại các chính sách kinh tế – xã hội; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe… thì phải chấp hành án phạt ít nhất 17 năm