Thời gian thử việc tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?

bởi Thanh Loan
Thời gian thử việc tối đa bao nhiêu ngày theo quy định

Thời gian thử việc là quá trình do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận, theo đó người sử dụng lao động giao cho người lao động một số công việc liên quan đến tuyển dụng mà người lao động đã đăng ký và nộp hồ sơ. Đây không phải là thủ tục bắt buộc nhưng trên thực tế các bên thường quyết định thử việc trước khi chốt hợp đồng chính thức. Vậy thời gian thử việc tối đa bao nhiêu ngày theo quy định? Cùng Luật sư X Tìm hiểu quy định về thời gian thử việc của người lao động.

Căn cứ pháp lý

Thử việc là gì?

  • Thử việc là một quá trình được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, qua đây, người sử dụng lao động sẽ giao cho người lao động một số công việc cụ thể có liên quan đến vị trí đang cần tuyển dụng mà người lao động này đã đăng ký, nộp hồ sơ xin ứng tuyển.
  • Người sử dụng lao động và người lao động có thể ký kết một bản hợp đồng thử việc. Trong bản hợp đồng này, hai bên có thể thỏa thuận về các quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi bên được hưởng và cần thực hiện trong quá trình làm thử.
  • Khi người lao động đã hoàn thành quá trình thử việc và đạt hiệu quả theo yêu cầu thì người lao động sẽ được ký kết hợp đồng lao động chính thức với người sử dụng lao động.
  • Trong giai đoạn thử việc, các bên có quyền hủy bỏ, chấm dứt các thỏa thuận mà không cần báo trước cho nhau liên quan đến vấn đề này và đồng thời cũng không phải bồi thường khi người lao động không đạt yêu cầu của công việc được giao.
  • Trong thời gian thử việc, tiền lương của người lao động được hưởng sẽ dựa trên thỏa thuận giữa các bên nhưng không được thấp hơn mức 85% mức lương chính thức của công việc đó.
  • Đối với hợp đồng thử việc thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thời gian thử việc tối đa bao nhiêu ngày theo quy định

Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau:

– Người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

– Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng theo khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014.

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy, tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc thì thời gian thử việc tối đa sẽ thực hiện theo quy định nêu trên.

Tuy nhiên, người lao động và người sử dụng lao động cần phải lưu ý, căn cứ khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Thời gian thử việc tối đa bao nhiêu ngày theo quy định
Thời gian thử việc tối đa bao nhiêu ngày theo quy định

Doanh nghiệp được yêu cầu thử việc mấy lần?

Điều 25 BLLĐ năm 2019 ghi nhận:

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

Theo đó, doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử việc 01 lần đối với 01 công việc mà các bên đã thỏa thuận.

Trường hợp đã hết thời gian thử việc mà vẫn yêu cầu người lao động thử việc lần nữa với công việc đã làm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 02 – 05 triệu đồng (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên, pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp. Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận thử việc nhiều lần nhưng mỗi lần thử việc chỉ được thực hiện 01 công việc.

Trong thời gian thử việc người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Dù chưa chính thức xác lập quan hệ lao động nhưng người lao động trong thời gian thử việc vẫn được hưởng các quyền lợi sau như sau:

Điều kiện lao động:

Về tiền lương: Người lao động được trả ít nhất 85% mức lương của công việc mà người đó làm thử.

Căn cứ: Điều 26 BLLĐ năm 2019

Về thời gian làm việc: Được đảm bảo về thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần và thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định.

Căn cứ: Điều 105 và Điều 107 BLLĐ năm 2019

Thời giờ nghỉ ngơi:

Được đảm bảo về thời gian nghỉ giữa ca: ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày, ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm (làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc).

Căn cứ: Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Nghỉ hằng năm: Được tính hưởng phép năm nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

Căn cứ: Khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Nghỉ lễ, Tết: Người lao động thử việc cũng được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, Tết. Tuy nhiên tiền lương được nhận là mức lương thử việc đã thỏa thuận.

Căn cứ: Điều 112 BLLĐ năm 2019

Về bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc chỉ áp dụng đối với người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Vì vậy, nếu ký hợp đồng lao động để thử việc thì người lao động sẽ được đóng BHXH bắt buộc. Đồng nghĩa với đó, trong thời gian thử việc, người này sẽ được hưởng các chế độ của BHXH.

Trường hợp ký hợp đồng thử việc thì người lao động không được hưởng quyền lợi này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thời gian thử việc tối đa bao nhiêu ngày theo quy định”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ kết hôn với người Đài Loan… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Cách tính tiền lương thử việc?

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019:
” Điều 26. Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng giải quyết như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành về lao động thì khi hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ thông báo kết quả thử việc cho người lao động biết trước khoảng 3 ngày khi ngày thử việc cuối cùng tới.
Và phải tiến hành ký kết hợp đồng chính thức ngay nếu người lao động đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đặt ra và đạt hiệu quả trong quá trình thử việc.
Trong trường hợp người lao động sau khi hoàn thành quá trình thử việc và vẫn tiếp tục làm việc tại tại công ty nhưng không được công ty ký kết hợp đồng lao động thì theo quy định công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm