Thói quen trì hoãn chưa hẳn đã xấu, nó giúp Steve Jobs có được thành công

bởi Luật Sư X

Steve Jobs là một con người vĩ đại, ông đã góp công rất lớn để Apple có được như ngày hôm nay. Những thành công của Steve Jobs có được nhờ đầu óc sáng tạo, nỗ lực làm việc không mệt mỏi nhưng còn có một yếu tố được cho là thói quen xấu đã góp phần vào sự thành công đó, nó chính là sự trì hoãn hay chần chừ. Trong công việc thì thói quen trì hoãn luôn bị chỉ trích và gắn liền với yếu tố lười nhưng nó đã được những người như Steve Jobs tận dụng để giải quyết công việc.

Thông tin này được giáo sư Adam Grant của trường Wharton và cũng là tác giả của cuốn sách ‘Originals’ đưa ra, ông cho rằng thói quen trì hoãn là một công cụ được những người có đầu óc sáng tạo sử dụng để giải quyết công việc. Cũng theo ông, người ta thường nghĩ về thói quen này theo hai hướng khác nhau.

Phần lớn người ta cho rằng thói quen trì hoãn, chần chừ là lười biếng và thờ ơ khi làm việc nhưng theo người Ai Cập cổ đại, sự trì hoãn đồng nghĩa với hành động “chờ thời điểm thích hợp”. Như vậy thì rõ ràng trì hoãn ở đây không phải lười mà là ai đó đang chờ đợi thời điểm để đưa ra quyết định hoặc làm một việc gì đó. Những người làm công việc sáng tạo và suy nghĩ nhiều như Steve Jobs đã tận dụng sự trì hoãn theo cách này.

Cũng theo Grant, những nghiên cứu cho rằng sự trì hoãn là một thói quen xấu khi nói về hiệu quả công việc nhưng là một thói quen tốt khi nói về sự sáng tạo.

“Khoảng thời gian Steve Jobs ngưng làm và nghĩ về những khả năng là khoảng thời gian tốt để những ý tưởng khác nhau xuất hiện trên bàn, đối ngược với hành động làm những thứ quen thuộc nhất, rõ ràng nhất, thông thường nhất”. Ông nói thêm sự trì hoãn “đôi khi là ý tưởng tốt để chúng ta cảm thấy thoải mái vì chúng ta không thể vội vàng với sáng tạo được”.

Theo một nghiên cứu của một nhà tâm lý người Nga thì khi hoàn thành một việc nào đó chúng ta sẽ ngưng nghĩ về nó nhưng khi còn dở dang và chưa hoàn thành thì nó vẫn lởn vởn trong đầu chúng ta. Như vậy sự trì hoãn là một chiến lược, ngưng làm một việc nào đó để đợi cho những ý tưởng mới tới, biết đâu sẽ có những ý tưởng tuyệt vời hơn.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh không phải khuyên mọi người nên ngưng làm việc gì đó thường xuyên bởi sẽ không hoàn thành được công việc. “Nhưng đôi khi việc dừng giữa chừng một dự án nào đó sẽ khuyến khích người ta lùi lại một bước và đánh giá lại, kiểu như là ‘liệu có cách nào khả thi hơn cho việc này không”.

Theo Tinhte

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm