Thông tư 04/2020 Luật Hộ tịch những điểm mới

bởi Bảo Nhi
Thông tư 04/2020 Luật Hộ tịch những điểm mới

Đăng ký hộ tịch là thủ tục pháp lý quan trọng với người dân để Nhà nước bảo hộ được những quyền, lợi ích hợp pháp của công dândoofng thời cũng để thực hiện quản lý dân cư và phục vụ cho những hoạt động quản lý trong nhiều lĩnh vực quan trọng khác như: quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, giáo dục, y tế, dân số-kế hoạch hóa gia đình… và còn nhiều những quy định khác. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thông tư 04/2020 Luật Hộ tịch” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:04/2020/TT-BTPLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Tư phápNgười ký:Lê Thành Long
Ngày ban hành:28/05/2020Ngày hiệu lực:16/07/2020
Ngày công báo:15/07/2020Số công báo:Từ số 679 đến số 680
Tình trạng:Còn hiệu lực

Những điểm nổi bật của Thông tư 04/2020 Luật Hộ tịch

Không đặt tên con quá dài, khó sử dụng

Cụ thể, việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

Quy định mới về giá trị sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Hiện hành, Khoản 1 Điều 23 Nghị định 123/2015 thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.

Thông tư 04/2020 quy định chi tiết hơn: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.

Ví dụ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020.

Ông bà không cần giấy ủy quyền khi khai sinh cho cháu

Theo đó, trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.

Hiện hành, trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.

Hướng dẫn chi tiết việc xác minh trong thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Cụ thể, việc xác minh trong thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015 được thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ.

Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn.

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con đơn giản hơn

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

– Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Hiện hành, ngoài văn bản cam đoan có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng, còn phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

Bổ sung quy định về cải chính hộ tịch

Việc cải chính hộ tịch chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch; không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.

Sai sót trong đăng ký hộ tịch là sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch.

Việc cải chính nội dung đăng ký khai tử thuộc thẩm quyền của cơ quan đã đăng ký khai tử, theo đề nghị của người có trách nhiệm đăng ký khai tử quy định tại Điều 33 Luật hộ tịch.

Thông tư 04/2020 Luật Hộ tịch

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thông tư 04/2020 Luật Hộ tịch”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bắc Giang…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào thẩm quyền đăng ký hộ tịch?

Theo Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đăng ký hộ tịch được quy định như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
+ Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật Hộ tịch 2014 cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước (xác nhận các sự kiện ngoại trừ sự kiện thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch).
+ Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
+ Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật Hộ tịch 2014 (Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật).
+ Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:
+ Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Hộ tịch 2014 có yếu tố nước ngoài.
+ Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
+ Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Hộ tịch 2014.
– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự đăng ký các việc hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.

Các trường hợp nào được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 11 Luật hộ tịch 2014, các trường hợp được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch bao gồm:
– Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
– Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

Quê quán của cá nhân được xác định như thế nào?

Căn cứ vào Khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch 2014, quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm