Bộ Giao thông vận tải vừa qua đã chính thức ban hành Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng hải, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2022. Theo đó, đối với việc bảo trì công trình hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch và dự kiến kinh phí bảo trì công trình hàng hải hàng năm bên cạnh đó cũng theo kỳ kế hoạch khi đã có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng hải” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 19/2022/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Nguyễn Xuân Sang | |
Ngày ban hành: | 26/07/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2022 | |
Ngày công báo: | 10/08/2022 | Số công báo: | Từ số 659 đến số 660 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Những điểm mới của Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng hải
Công trình bến cảng biển bắt buộc phải quan trắc khi sử dụng
Ngày 26/7/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng hải.
Theo đó, một số công trình hàng hải phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng bao gồm: công trình bến cảng biển; bến cảng hàng hóa, công vụ cấp I trở lên; bến cảng hành khách; công trình sửa chữa tàu biển: cầu trang trí, âu tàu biển, ụ tàu biển và các công trình nâng hạ tàu biển khác (triền, đà, sàn nâng…) cấp I trở lên; công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo về bờ cấp I trở lên.
Nội dung quan trắc bao gồm: đối tượng quan trắc: các kết cấu chịu lực chính của công trình; thông số quan trắc như biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng, … và giá trị giới hạn của các thông số này; thời gian quan trắc; chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
Nhà thầu quan trắc lập đề cương quan trắc phù hợp với các nội dung quan trắc trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chấp thuận và thực hiện theo đề cương đã được chấp thuận. Các số liệu quan trắc phải được phân tích, đánh giá; kết quả quan trắc phải được so sánh với giá trị giới hạn thiết kế cho phép và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan. Trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức kiểm định, đánh giá nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.
Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng hải
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thông tư 04/2020 Luật Hộ tịch những điểm mới
- Thông tư mới nhất về quản lý chất thải nguy hại năm 2023
- Thông tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng hải”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục mua nhà trả góp…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình hàng hải.
2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải.
3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
4. Đánh giá an toàn công trình hàng hải.
5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình hàng hải.
1. Trình tự, nội dung đánh giá an toàn công trình hàng hải thực hiện theo quy định tại Điều 36, Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm đánh giá và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình hàng hải
a) Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình hàng hải theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
b) Việc xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình hàng hải thực theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
3. Thời hạn đánh giá an toàn công trình thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác công trình được duyệt; yêu cầu của chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình hoặc quy định của nhà sản xuất thiết bị lắp đặt vào công trình.
4. Tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn công trình hàng hải là tổ chức kiểm định đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 15/2021/NĐ-CP). Phạm vi hoạt động của tổ chức này được thực hiện như đối với tổ chức kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.
5. Danh mục các công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định tại Phụ lục III Thông tư này.