Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ ngân hàng, mọi người cần phải cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam. Nhiều người chỉ vì nhẹ dạ, cả tin mà để sập bẫy của kẻ lừa đảo làm mất đi một khoản tiền không nhỏ. Vậy thủ đoạn chuyển tiền từ nước ngoài là gì? Đâu là dấu hiệu của thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài? Những quy định nào của pháp luật có liên quan đến vấn đề này?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài.
Thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài
Dù đã được cảnh báo trước đó về những thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng. Tuy nhiên, số lượng người bị lừa không những không giảm mà còn tiếp tục tăng lên. Diễn biến ngày càng phức tạp do các đối tượng xấu thực hiện hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi hơn. Chúng sử dụng nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau, có tính chất xuyên quốc gia, khiến nhiều người mất đi một khoản tiền không nhỏ và gây bức xúc cho nhiều người.
Các thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài hiện nay vô cùng tinh vi. Với hình thức kết bạn qua Zalo, Facebook,… sau đó bằng những lời lẽ ngọt ngào, mang tính chất tán tình, dụ dỗ làm cho nạn nhân trở nên tin tưởng. Lợi dụng điều này, những kẻ lừa đảo sẽ thu thập thông tin của nạn nhân, sau đó hứa là sẽ chuyển số tiền lớn hàng chục triệu đô và yêu cầu nạn nhân thực hiện theo các bước yêu cầu của chúng để được nhận tiền. Chỉ vì lòng tham, hám tiền, nhẹ dạ cả tin, quyết định vội vàng,…mà nhiều người đã thực hiện theo yêu cầu của chúng, làm cho bị mất một khoản tiền khá lớn.
Dấu hiệu thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài
- Thứ nhất, đối tượng đối tượng chuyển tiền là người nước ngoài hoặc giả danh là người nước ngoài. Tiếp cận nạn nhân thông qua mạng xã hội, chỉ liên hệ với nạn nhân qua mạng xã hội và chưa từng gặp nhau. Chúng tạo lòng tin với nạn nhân. Sau một khoảng thời gian quen biết, lợi dụng điều này nhờ họ làm trung gian nhận tiền hoặc chuyển khoản hộ cho bạn bè, người quen ở Việt Nam.
- Thứ hai, thông qua thủ đoạn tiết lộ cho nạn nhân biết trong gói quà gửi về Việt Nam có nhiều tài sản lớn như tiền, vàng, trang sức đắt tiền,…mặc dù các tài sản này bị cấm gửi qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh.
- Thứ ba, khi nạn nhân chấp nhận làm trung gian, đối tượng lấy danh nghĩa giả nhân viên công ty giao hàng, ngân hàng gọi điện thoại cho nạn nhân yêu cầu nộp tiền vận chuyển, thuế hải quan, tiền phạt vì trong gói hàng có tài sản bị cấm gửi từ nước ngoài về Việt Nam như tiền, vàng…
- Thứ tư, yêu cầu chuyển khoản trong mọi trường hợp đều chuyển vào số tài khoản cá nhân tại Việt Nam
- Thứ năm, khi nạn nhân sập bẫy và chuyển khoản, đối tượng lừa đảo sẽ khóa hoặc xóa tài khoản mạng xã hội, sau đó nhanh chóng chuyển tiền chiếm đoạt được qua nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau. Cuối cùng, tiền sẽ được rút tại một ngân hàng nước ngoài.
- Thứ sáu, đối với trường những người bán hàng online, kẻ lừa đảo sẽ giả là người mua hàng với số lượng lớn, rồi gợi ý người bán hàng nhận tiền trước thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Money Gram, Western Union,… Tiếp đó, chúng lập hóa đơn chứng từ giả cho nạn nhân, nhằm tạo sự tin tưởng, sau đó tạo web nhận tiền chuyển khoản quốc tế cho người bán hàng và yêu cầu đăng nhập vào đó để cắp các thông tin và lấy mã OTP tài khoản ngân hàng của người bán hàng, cuối cùng sau khi lấy được các thông tin mà kẻ lừa đảo cần, chúng sẽ rút tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Do kẻ xấu ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi trên không gian mạng với hình thức lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài. Nên mọi người phải thực sự cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo của chúng. Cần lưu ý cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài nhằm chiếm đoạt tài sản như: nhận bưu phẩm, quà tặng qua mạng xã hội, không nên công khai hình ảnh thông tin cá nhân lên các trang mạng xã hội. Đặc biệt là khi sử dụng các tài khoản ngân hàng có giao dịch chuyển tiền quốc tế, phải thực sự cẩn thận trong việc bảo mật thông tin cá nhân, tuyệt đối không để lộ mã xác thực tài khoản ngân hàng (mã OTP) cho bất kỳ ai với bất kỳ lí do nào.
Nếu có nghi ngờ về việc người nào đó có thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài, cần nhanh chóng báo ngay cho cơ quan công an để được tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
Quy định của pháp luật có liên quan đến thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài
- Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổ, bổ sung năm 2017 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý hình sự như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g)(được bãi bỏ)
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi có thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài
Khi gặp những dấu hiệu, thủ đoan lừa đảo chuyển tiền nước ngoài, mọi người cần lưu ý nhanh chóng báo cho cơ quan công an để được tiếp nhận và xử lý kịp thời để tránh bị sập bẫy kẻ lừa đảo. Theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC thì:
1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
c) Viện kiểm sát các cấp;
d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
2. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
a) Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.
b) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài mà LSX tư vấn cho khách hàng. Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm về thủ tục vay vốn ngân hàng, bảo hiểm xã hội, tạm dừng công ty, bảo hộ nhãn hiệu công ty, bảo hộ lao động…vui lòng liên hệ 0833102102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
Câu hỏi thường gặp
Ngoài việc tiếp cận, làm quen để lấy thông tin của nạn nhân qua các trang mạng xã hội, thì các đối tượng xấu còn lấy thông tin thông qua việc nạn nhân:
1. Mở tài khoản và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử cho người khác sử dụng.
2. Tiết lộ tên đăng nhập (username), mật khẩu truy cập, mã PIN của bất kỳ dịch vụ ngân hàng điện tử, mã OTP, mã kích hoạt dịch vụ cho bất cứ ai qua bất kỳ kênh nào như điện thoại, email, mạng xã hội, ứng dụng, website, đường link lạ…
3. Chuyển tiền, nạp tiền vào số điện thoại do người khác chỉ định để làm thủ tục nhận thưởng/khuyến mại của ngân hàng.
4. Truy cập vào các đường link lạ, cẩn thận với những email, tin nhắn, hoặc các cuộc gọi thông báo trúng thưởng, nhận tiền, cảnh báo tài khoản bạn bị nghi ngờ xâm nhập trái phép kèm theo việc yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân và thông tin truy cập dịch vụ.
5. Sử dụng tên truy cập và mật khẩu truy cập các dịch vụ ngân hàng điện tử làm mật khẩu truy cập các hệ thống khác ngoài ngân hàng.
Trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài hoặc đã bị lừa đảo thì cần thực hiện theo các lưu ý sau đây:
1. Thay đổi mật khẩu truy cập dịch vụ ngân hàng trực tuyến, Mobile Banking ngay lập tức sau khi phát hiện ra mình vừa click vào các đường link nghi ngờ giả mạo hoặc vô tình trả lời thông tin cho người lạ gọi tới.
2. Khi nhận được tin nhắn OTP, cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn (thông thường bao gồm loại giao dịch, số tiền giao dịch, kênh giao dịch). Nếu nội dung tin nhắn không khớp đúng với giao dịch do chính khách hàng đang thực hiện, tuyệt đối không nhập mã OTP này vào bất kỳ trang web nào hoặc tiết lộ cho bất kỳ ai dưới mọi hình thức.
3. Gọi điện ngay đến số hotline của ngân hàng hoặc đến trực tiếp trụ sở ngân hàng gần nhất để xử lý kịp thời.
4. Luôn nhớ đăng xuất/thoát khỏi hệ thống sau mỗi lần truy cập các dịch vụ ngân hàng điện tử.
5. Thông báo tới ngân hàng ngay khi mất giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu); hoặc mất điện thoại đã được đăng ký để sử dụng dịch vụ của ngân hàng… và yêu cầu khóa/hủy các dịch vụ liên quan.
6. Nhanh chóng báo cho cơ quan công an gần nhất về thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng xấu.