Thứ tự áp dụng pháp luật trong một vụ việc tư pháp quốc tế

bởi NguyenDucThuan
thứ tự áp dụng pháp luật

Để giải quyết một vụ việc của tư pháp quốc tế thì vấn đề áp dụng pháp luật luôn là một trong những vấn đề phức tạp, khí khăn cần phải thực hiện. Thứ tự áp dụng pháp luật như thế nào cũng là một câu hỏi cần có lời giải thỏa đáng.

Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Quan hệ tư pháp quốc tế là gì?

Tư pháp quốc tế được định nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự; thương mại, hôn nhân gia đình; lao động, và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

Như vậy, ta có thể hiểu tư pháp quốc tế là những sự hợp tác về các mặt trong mọi lĩnh vực giữa quốc gia này với quốc gia khác; được củng cố và nghiêm chỉnh thực hiên trên tinh thần thoải mái, bình đẳng. Không chỉ là mối quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia; mà còn là sự bình đẳng giữa các công dân, về mặt kinh tế, chính trị….

Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài:

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam; pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện; hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam; pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Thứ tự áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ việc tư pháp quốc tế có thể chia làm hai trường hợp.

Đối với các vụ việc tư pháp quốc tế thông thường

Áp dụng pháp luật theo quy định của điều ước quốc tế

Trước hết, các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; nếu có loại quy phạm này thì cơ quan áp dụng pháp luật sẽ áp dụng quy phạm đó. Trường hợp điều ước quốc tế không có quy phạm thực chất thống nhất thì lúc này quy phạm xung đột thống nhất sẽ được tìm kiếm. Nếu có loại quy phạm này nó sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ.

Nếu quy phạm xung đột thống nhất quy định cho phép các bên tham gia quan hệ được phép lựa chọn pháp luật áp dụng (quy định hệ thuộc luật lựa chọn – Lex voluntatis); và các bên đã lựa chọn được pháp pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Ở đây các bên có thể chọn không chỉ pháp luật của một quốc gia nhất định; mà còn có thể lựa chọn tập quán để áp dụng cho quan hệ của mình.

Nếu quy phạm xung đột thống nhất không quy định hệ thuộc luật lựa chọn; hoặc có quy định nhưng các bên không lựa chọn; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật mà quy phạm xung đột thống nhất đã ấn định.

Áp dụng pháp luật theo quy định của pháp luật quốc gia

Nếu không có điều ước quốc tế thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật trong nước của quốc gia mình để giải quyết vụ việc.

Cụ thể, các quy phạm thực chất thông thường sẽ được rà soát. Lưu ý ở đây là các quy phạm thực chất của tư pháp quốc tế tức là các quy phạm quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ có yếu tố nước ngoài; và do nhà nức ban hành. Quy phạm này khác so với quy phạm của các ngành luật trong nước.

Các quy phạm này hiện nay nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau; nhưng một trong những văn bản tập trung nhiều nhất các quy phạm loại này chính là Bộ luật dân sự 2015 (phần V). Ngoài ra, còn có trong các văn bản khác như Luật hôn nhân và gia đình 2014; Luật nuôi co nuôi 2010;…Các quy phạm này sẽ quy định các hệ thuộc luật phù hợp để điều chỉnh các quan hệ liên quan.

Quy phạm xung đột thông thường có thể được xây dựng theo hướng tích hợp nhiều hệ thuộc luật; và trong số các hệ thuộc luật đó có hệ thuộc luật lựa chọn. Khi đó, các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ của họ và cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật đã được các bên chọn ra. Nếu các bên không chọn hoặc quy phạm xung đột thông thường không có hệ thuộc lựa chọn; thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật theo hệ thuộc luật mà quy phạm xung đột đã quy định.

Áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất

Thứ tự áp dụng pháp luật còn thể hiện ở việc áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất.

Mặc dù rất hãn hữu nhưng nếu xảy ra trường hợp các bên không chọn luật áp dụng; điều ước quốc tế không quy định; pháp luật quốc gia không quy định thì trong trường hợp này; cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào khoản 3 điều 664 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

Để xác định thế nào là luật có mối liên hệ gắn bó nhất, cơ quan có thẩm quyền sẽ tùy từng trường hợp cụ thể. Thậm chí căn cứ vào các quy định tại phần chung của BLDS 2015. Lúc này, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng tập quán hoặc tương tự pháp luật nếu phù hợp.

Đối với các quan hệ tư pháp quốc tế đặc biệt

Một số quan hệ pháp luật mặc dù là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nhưng khi phát sinh không phát sinh xung đột pháp luật; do có những đặc thù trong đối tượng điều chỉnh (ví dụ các quan hệ sở hữu tri tuệ). Đối với các quan hệ này khi nảy sinh; cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên để điều chỉnh. Thông thường các điều ước quốc tế trong lĩnh vực này chủ yếu bao gồm các quy phạm thực chất thống nhất. Do đó, các quy phạm này sẽ được áp dụng trực tiếp để điều chỉnh quan hệ đang xem xét.

Nếu không có các điều ước quốc tế; hoặc đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật quốc gia.

Trường hợp đặc biệt khác, khi chủ thể tham gia quan hệ là nhà nước. Nếu xảy ra trường hợp này, khi nhà nước thực hiện quyền miễn trừ nhà nước thì quan hệ sẽ chấm dứt. Nếu nhà nước từ bỏ quyền miễn trừ thì trình tự áp dụng pháp luật quay lại như các qua hệ thông thường.

Như vậy, thứ tự áp dụng pháp luật là vấn đề quan trọng trong tư pháp quốc tế. Áp dụng pháp luật chính xác là cơ sở để bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ này.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thứ tự áp dụng pháp luật trong một vụ việc tư pháp quốc tế“. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Áp dụng pháp luật là gì?

Áp dụng pháp luật là loạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước; được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền; nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.

Xung đột pháp luật là gì?

Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý. Trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế; mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau.

Quy phạm xung đột là gì?

Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể. Đó có thể là quy phạm xung đột thông thường (do các quốc gia tự xây dựng); hoặc quy phạm xung đột thống nhất. (các quốc gia thoả thuận xây dựng nên trong các điều ước quốc tế).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm