Việc nhận nuôi một đứa trẻ là con nuôi là hành động tốt đẹp, cao cả. Đó là nghĩa cử cao đẹp khi mang đến hạnh phúc và một gia đình cho một đứa trẻ trong nhận được đầy đủ những điều kiện hay cha mẹ như bao đứa trẻ bình thường khá. Tuy nhiên, nhà nước cũng không cấm việc người nhận nuôi chấm dứt việc nhận con nuôi cụ thể được nêu rõ trong Luật nuôi con nuôi Việt Nam. Vậy thủ tục chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam như thế nào?
Bài viết sau sẽ giải thích rõ những hơn về vấn đề này. LSX hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Nhận con nuôi là gì?
Theo quy định của Điều 2 và Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010, nhận con nuôi được giải thích là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Như vậy, khi cá nhân, vợ chồng có nguyện vọng nhận con nuôi và đáp ứng các điều kiện theo quy định thì được phép nhận con nuôi. Cha mẹ nuôi, con nuôi thực hiện nghĩa vụ với nhau theo đúng quy định của pháp luật.
Đối tượng được nhận làm con nuôi
Theo Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định, các đối tượng được nhận làm con nuôi gồm:
- Trẻ em dưới 16 tuổi
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
- Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Ngoài ra, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 cũng quy định nguyên tắc nhận nuôi con nuôi: Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi
Theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định, người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
- Có tư cách đạo đức tốt.
- Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì chỉ cần đáp ứng các điều kiện:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Không thuộc các trường hợp không được nhận con nuôi.
Những người không được nhận con nuôi
Theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định, những người không được nhận con nuôi gồm:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Chấm dứt việc nuôi con nuôi là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010, khái niệm nuôi con nuôi được định nghĩa là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
– Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
– Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi, con nuôi là việc chấm dứt quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa cha mẹ nuôi và con nuôi do Toà án quyết định theo yêu cầu của các chủ thể mà pháp luật quy định.
Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Theo Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010, việc nuôi con nuôi chấm dứt khi có các căn cứ pháp luật sau đây:
– Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
– Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
– Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
– Vi phạm các hành vi bị cấm như sau:
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
- Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
- Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi bao gồm:
– Cha mẹ nuôi.
– Con nuôi đã thành niên.
– Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
– Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ:
- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
- Vi phạm các hành vi bị cấm về nuôi con nuôi.
Thủ tục chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi
Hồ sơ chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi
Để được giải quyết chấm dứt nuôi con nuôi, người có yêu cầu phải gửi đơn yêu cầu về việc chấm dứt nuôi con nuôi đến Tòa án có thẩm quyền. Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự, đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi;
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
- Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Ngoài ra, nộp kèm đơn yêu cầu là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp như giấy chứng nhận nuôi con nuôi, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, sổ hộ khẩu…
Các bước tiến hành giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi tại tòa án
Bước 1 : Gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền ( đơn yêu cầu giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi).
Bước 2: Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự: Tòa án sẽ ra quyết định về việc giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi, người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lệ phí, án phí theo quy định của pháp luật
Bước 3: Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án (nếu có) : Nếu cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham dự phiên tòa giải quyết việc nuôi con nuôi không có kháng cáo với quyết định của tòa cho chấm dứt việc nuôi con nuôi, thì quyết định của tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Dịch vụ nhận nuôi con nuôi mới năm 2022
- Thủ tục nhận con nuôi như thế nào năm 2023?
- Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đổi tên giấy khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 5 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế như sau:
“Điều 5. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế
Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:
a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.”
Từ quy định trên thì trường hợp nhận nuôi sẽ được xét theo hàng ưu tiên trên là những người thân trong gia đình bao gồm cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột mới tới công dân Việt Nam thường trú ở trong nước.
Theo Điều 27 Luật nuôi con nuôi 2010, chấm dứt nuôi con nuôi có những hệ quả như sau:
– Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
– Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt được khôi phục.
– Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.