Cách đây vài ngày, một người bạn từng học chung cấp 3 với tôi từ nước ngoài trở về sau 3 năm đi du học. Cậu ấy hẹn gặp tôi và bày tỏ muốn được cùng hợp tác với cậu ấy mở một nhà hàng chuyên về những món Âu. Cậu ấy và tôi đã thống nhất một cái tên cho nhà hàng món Âu. Bởi vì cậu ấy đã tốt nghiệp về ngành quản trị khách sạn ở nước ngoài. Còn tôi thì lại tốt nghiệp về ngành luật. Cho nên cậu ấy muốn tôi hỗ trợ về mảng pháp lý cho nhà hàng của cậu ấy. Vậy theo pháp luật quy định thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh như thế nào? Theo quy định đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh ra sao? Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Hãy cùng Luật sư X giải đáp mọi thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây. Hy vọng rằng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Ý tưởng kinh doanh là gì?
- Ý tưởng kinh doanh hay còn được gọi là Business ideas là một thuật ngữ dùng trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ loại ý tưởng có tính sáng tạo đem đến lợi nhuận trong kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh có thể hiểu đơn giản là ý tưởng về một hoạt động kinh doanh nào đó giúp đem lại lợi nhuận cho chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh.
Ý tưởng kinh doanh có một số đặc điểm sau đây:
- Tính độc đáo: Chính là sự sáng tạo khác biệt giúp sản phẩm/dịch vụ của bạn nổi bật hơn, tạo ra lợi thế so với những sản phẩm khác.
- Tính vượt trội: Điều này tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp, cá nhân khi nhấn mạnh ưu thế cụ thể nào đó về sản phẩm/dịch vụ tối tân hơn những sản phẩm hiện có. Đặc điểm này chủ yếu tập trung ở các sản phẩm công nghệ cao như đồ điện tử, trí tuệ nhân tạo, máy móc, …
- Tính mới mẻ: Khía cạnh này thể hiện giá trị của ý tưởng. Đây chắc chắn phải là ý tưởng đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ cũ có sẵn không thể hiện tính sáng tạo, nên không được coi là một ý tưởng kinh doanh đúng nghĩa được.
- Tính ứng dụng: Khía cạnh này chứng tỏ tính lợi nhuận thật sự của ý tưởng kinh doanh. Mọi ý tưởng kinh doanh đều xoay quanh nhu cầu của con người. Các ý tưởng nảy ra để đáp ứng nhu cầu. Do đó, các doanh nghiệp thường chú trọng đến hoạt động tìm hiểu ý kiến của khách hàng để cải tiến sản phẩm tốt hơn. Trường hợp doanh nghiệp muốn tiến xa hơn, họ có thể tạo ra các nhu cầu.
– Theo các đặc điểm trên thì ý tưởng kinh doanh thực chất là một sản phẩm từ trí tuệ của con người. Việc chủ thể nắm giữ ý tưởng kinh doanh tốt sẽ tạo ra được lợi thế trong kinh doanh và đem về nhiều lợi nhuận hơn so với các ý tưởng kinh doanh yếu thế. Chính vì thế việc bảo vệ ý tưởng kinh doanh là nhu cầu của mỗi chủ thể để tránh ý tưởng kinh doanh của mình bị đánh cắp và có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung.
Đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh
Như đã nêu ở trên thì ý tưởng kinh doanh là sản phẩm trí tuệ nên cũng cần được bảo vệ để tránh những rủi ro về đánh cắp hoặc lộ lột thông tin về ý tưởng kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh có thể được bảo hộ dưới hình thức bảo hộ quyền tác giả và bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh là thủ tục pháp lý do chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền với ý tưởng kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh để tránh bị ăn cắp ý tưởng cũng như đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích.
Ý tưởng kinh doanh có thể được thể hiện dưới dạng văn bản (chữ viết), ví dụ ý tưởng kinh doanh thể hiện như bản mô hình hoạt động, ý tưởng kinh doanh, ý tưởng về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Trong trường hợp này sẽ đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh và bảo hộ dưới hình thức là bản quyền tác giả. Mặc dù việc đăng ký bản quyền tác giả về ý tưởng kinh doanh không phải là thủ tục bắt buộc và quyền tác giả sẽ được tự động bảo hộ khi được sáng tạo ra, thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định (dưới dạng văn bản). Tuy nhiên, việc xác lập quyền sở hữu thông qua cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn trong việc bảo vệ quyền lợi cho tác giả của ý tưởng kinh doanh đó.
Đối với ý tưởng kinh doanh mang tính quyết định, mấu chốt của việc kinh doanh của doanh nghiệp hay được hiểu dưới dạng là tài liệu bí mật kinh doanh. Đối với bí mật kinh doanh cũng được xác lập theo cơ chế tự động, trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Do được bảo hộ theo cơ chế tự động, nên các doanh nghiệp muốn bảo hộ bí mật kinh doanh trước hành vi xâm phạm, doanh nghiệp cần phải chứng minh mình có các biện pháp bảo mật kinh doanh ví dụ như kí hợp đồng bảo mật với nhân viên, kiểm tra giám sát thường xuyên, … Đồng thời phải đảm bảo bí mật kinh doanh mà minh đang bảo hộ đáp ứng được các điều kiện của pháp luật được xem là bí mật kinh doanh: Có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh.Thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh.
Thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh
Thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu tư vấn đăng ký bản quyền ý tưởng của khách hàng
Chúng tôi có 3 cách để khách hàng có thể gửi yêu cầu tư vấn đăng ký bản quyền ý tưởng đến công ty chúng tôi bao gồm: (i) khách hàng gọi điện thoại tới số Hotline tư vấn (ii) khách hàng gửi email yêu cầu tư vấn (iii) khách hàng đến trực tiếp văn phòng để tư vấn.
Bước 2: Tư vấn và gửi dự thảo hợp đồng dịch vụ đăng ký bản quyền
Sau khi nhận được yêu cầu tư vấn từ khách hàng tại Bước 1, chúng tôi sẽ lần lượt gửi thư tư vấn qua email, tư vấn trực tiếp qua điện thoại hoặc tư vấn trực tiếp tại văn phòng cho khách hàng.
Sau khi đã thông nhất nội dung tư vấn, khách hàng đồng ý với dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi hợp đồng cho khách hàng tham khảo và sửa chữa, bổ sung (nếu có)
Bước 3: Ký hợp đồng dịch vụ và gửi yêu cầu cung cấp thông tin đăng ký
Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, chúng tôi sẽ tiến hành công việc cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thông tin theo phiếu;
Bước 4: Soạn thảo hồ sơ và nộp đăng ký bản quyền ý tưởng
Hồ sơ đăng ký bản quyền ý tưởng sẽ được chúng tôi soạn thảo và gửi hồ sơ cho khách hàng tham khảo, hướng dẫn khách hàng ký hồ sơ
Hồ sơ sau khi được khách hàng ký kết, chúng tôi sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền ý tưởng tới Cục bản quyền tác giả, theo dõi tiến trình hồ sơ, bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có)
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền ý tưởng
Sau khi nhận bản gốc giấy chứng nhận đăng ký bản quyền ý tưởng, chúng tôi sẽ ngay lập tức chuyển bản gốc GCN cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của LSX về “Thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về thuế và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết, hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Mời bạn xem thêm:
- Chi phí đăng ký bản quyền sáng chế theo quy định năm 2023
- Hiện nay thực hiện đăng ký bản quyền tác giả ở đâu năm 2023?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Ý tưởng hoặc ý tưởng kinh doanh là mô hình kinh doanh hội tụ 4 yếu tố sau:
Cơ hội tiềm năng kinh doanh?
Ý tưởng kinh doanh có khả thi không?
Nhu cầu thị trường có đủ lớn?
Điểm độc đáo, khác biệt là gì?
Theo quy định của Cục bản quyền tác giả, thời gian đăng ký bản quyền ý tưởng là 15 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Tuy nhiên, thời gian thực tế sẽ bị kéo dài lâu hơn và thường là từ 20-30 ngày làm việc. Trong thời hạn mười 15-20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy từ hợp lệ, chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục nộp đơn,tiếp nhận Giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho ý tưởng kinh doanh và chuyển lại cho khách hàng.
Để đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh, khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi những tài liệu sau:
– Giấy uỷ quyền;
– Tờ khai đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh
– Giấy cam đoan của tác giả về ý tưởng mình nghĩ ra;
– Tuyên bố tác giả về chủ sở hữu ý tưởng (trong trường hợp chủ sở hữu kiêm tác giả)
– Quyết định giao việc cho người viết ý tưởng (trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân) hoặc
– Hợp đồng thuê viết ý tưởng kinh doanh (áp dụng khi chủ sở hữu ý tưởng đi thuê bên thứ 3)
– Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả;
– Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập (trường hợp chủ sở hữu là pháp nhân) hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu (chủ sở hữu là cá nhân)
– Hai (02) quyền in trên Giấy A4 ý tưởng;