Mới đây, thông tin có đến 4 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thương hiệu gạo ST25 tại Mỹ khiến nhiều người lo lắng. Vậy là sau nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột…; thì đã có thêm một thương hiệu nông sản của Việt Nam bị doanh nghiệp khác đăng ký thương hiệu ở nước ngoài. Trường hợp Việt Nam xuất khẩu loại gạo này sang Mỹ; thì buộc phải thông qua doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu ST24, ST25 ở Mỹ; nếu không sẽ vi phạm sở hữu trí tuệ. Hãy cùng Phòng tư vấn Luật sở hữu trí tuệ của Luật sư X tìm hiểu về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam; để tránh trường hợp những thương hiệu ở Việt Nam bị những doanh nghiệp nước ngoài đăng ký mất.
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ
Để đăng ký thương hiệu tại Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp cho Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Liên bang Mỹ USPTO (United States Patent and Trademark Office).
Muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ thì trước tiên nhãn hiệu đó cần được xem xét có thỏa mãn đủ các điều kiện; để được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu trí tuệ của Mỹ hay không. Luật sở hữu trí tuệ của Mỹ quy định những điều kiện sau để một nhãn hiệu được bảo hộ; đó là:
+ Nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ.
+ Nhãn hiệu có dự định sử dụng tại Mỹ.
+ Nhãn hiệu đã nộp đơn tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris; hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).
+ Nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris; hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).
Quy trình thẩm định nhãn hiệu
Thẩm định viên của USPTO sẽ tiến hành thẩm định khả năng đăng ký của thương hiệu tại Mỹ. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung; hay phản đối nào của thẩm định viên đưa ra trong thời hạn thẩm định; đơn sẽ được chuyển sang công bố trên công báo sở hữu công nghiệp; để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Nếu không có đơn phản đối, nhãn hiệu nộp đơn trên cơ sở nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ; hoặc nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris; hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận); sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Những đơn nộp trên cơ sở nhãn hiệu đã nộp tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris; hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận); sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ khi đơn đó đã được cấp chứng nhận tại nước nộp đơn cơ sở.
Nếu đơn nộp trên cơ sở dự định sử dụng tại Mỹ, cơ quan đăng ký Mỹ sẽ ra một thông báo về việc chấp nhận đơn. Người nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là 3 năm để nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu được nộp; và được cơ quan đăng ký chấp thuận trong thời hạn nộp đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp bằng. Như vậy, thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ kể từ khi nộp đơn; đến khi cấp văn bằng phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và xét nghiệm đơn.
Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là: 18-21 tháng.
Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần.
Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid
Việc thực hiện đăng ký thương hiệu tại Mỹ thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu; theo Hệ thống Madrid (gồm Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid), cụ thể như sau:
- Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Mỹ theo Nghị định thư Madrid; phải trùng với nhãn hiệu trong đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp tại Việt Nam hoặc;
- Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Mỹ theo Thỏa ước Madrid; phải trùng với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại Việt Nam.
Người nộp đơn phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ; Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (đơn đăng ký phải được làm bằng tiếng Anh; hoặc tiếng Pháp). Trong tờ khai cần chỉ rõ Mỹ là nước mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Cần điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn; và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được nộp đơn; hoặc đăng ký tại Việt Nam.
Người nộp đơn phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế; và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ; và có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi; bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu; do việc khai báo các thông tin không chính xác; hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.
Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo kịp thời các yêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại; tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.
Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là: 12-14 tháng (đối với đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid); và 18-20 tháng (đối với đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid).
Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần.
Các tài liệu cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ
Các tài liệu bao gồm:
+ Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu hoặc Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
+ 15 mẫu nhãn hiệu.
+ Danh mục sản phẩm/dịch vụ (Phân loại danh mục sản phẩm dịch vụ theo quy định của Mỹ).
+ Giấy uỷ quyền (gửi lại khi nhận được yêu cầu).
Đăng ký qua mạng
Doanh nghiệp Việt Nam khả năng tài chính có hạn; không nên mất tiền qua tận Mỹ để đăng ký thương hiệu. Hiện nay, USPTO đã nhận đăng ký qua mạng tại địa chỉ: http://teas.uspto.gov/indexTLT.html.
Tại đây, doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra tình hình hồ sơ của mình; xem có ai tranh chấp không; bao giờ đựợc công nhận.
Ngược lại, nếu thấy có ai giành quyền sử dụng thương hiệu của mình; doanh nghiệp có thể khiếu nại tới ủy ban Xét xử và Khiếu nại thương hiệu Mỹ (TTAP). Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan này sẽ gửi thông báo đến người đăng ký; và yêu cầu giải trình và tùy từng trường hợp sẽ giải quyết trong vòng 4 tháng. Có thể khiếu nại thương hiệu đang xem xét và thương hiệu đã được đăng ký.
Lệ phí đăng ký một nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ là 350 USD; cộng thêm lệ phí 100 USD tiền cấp giấy chứng nhận. Lệ phí nộp đơn khiếu nại nhãn hiệu bị chiếm đoạt là 300 USD. Gia hạn nhãn hiệu cũng phi nộp tiền, 400 USD mỗi lần gia hạn.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
https://youtu.be/y46abKDVGDQ
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Mỹ theo thoả ước Madrid được không?” answer-0=”KHÔNG. Vì Mỹ không phải là thành viên của thoả ước Madrid (tham khảo phần hỏi – đáp liên quan đến đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo Thoả ước Madrid). Muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Mỹ bạn phải tiến hành các thủ tục nộp đơn theo hệ thống luật quốc gia.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở Mỹ dựa vào những căn cứ nào?” answer-0=”Doanh nghiệp Việt Nam nào là chủ sở hữu thực sự nhãn hiệu hàng hoá và muốn sử dụng nhãn hiệu đó trong thương mại tại Mỹ đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ. Doanh nghiệp có thể dựa vào một trong các căn cứ sau để tiến hành nộp đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ: – Nhãn hiệu đã được sử dụng trong thương mại tại Mỹ; – Có ý định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại tại Mỹ; – Nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký tại một nước là thành viên của công ước Paris; hoặc – Nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá ở Mỹ được xác lập trên cơ sở nào?” answer-0=”Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ không phải là bắt buộc. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá có thể được xác lập trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu hợp pháp trong thương mại ở Mỹ, hoặc đăng ký với Cơ quan sáng chế và Nhãn hiệu hàng hoá Mỹ gọi tắt là USPTO. Tuy nhiên, các chủ sở hữu nhãn hiệu nên đăng ký bởi vì việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá với USPTO sẽ tạo cho bạn những lợi thế sau: – Ngầm thông báo cho công chúng rằng bạn là chủ sở hữu nhãn hiệu; – Độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký; – Có khả năng khởi kiện liên quan đến nhãn hiệu ở Toà án Liên bang; – Có khả năng đăng ký với Hải quan Mỹ để ngăn chặn hàng nước ngoài – Vi phạm nhãn hiệu nhập khẩu vào Mỹ. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]