Thủ tục đăng ký thương hiệu tại nước ngoài

bởi Luật Sư X
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI

Đã có rất nhiều thương hiệu Việt Nam được đăng ký bảo hộ tại nước ngoài. Một phần vì định hướng sản phẩm hướng đến “global”, một phần khác là thương hiệu đã lớn mạnh và cần mở rộng tại thị trường khác. Vậy với một thương hiệu tại Việt Nam thì làm cách nào để đăng ký bảo hộ độc quyền tại nước ngoài?

1. Khả năng bảo hộ của một thương hiệu

Thương hiệu là một cách người tiêu dùng nghĩ về một sản phẩm dịch vụ nào đó của công ty. Thương hiệu thường được hình dung và định vị thông qua nhiều khía cạnh, trong đó có nhãn hiệu. Phải khẳng định rằng, thương hiệu sẽ không thể đăng ký những nhãn hiệu thì có thể được bảo hộ nhờ sự khác biệt trong các dấu hiệu nhận diện. Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thì thường thông qua nhiều giai đoạn:

  • Nộp đơn đăng ký bảo hộ bản quyền;
  • Thẩm định về mặt hình thức nhãn hiệu đăng ký: Thường trong thời gian từ 2 – 4 tháng sau khi nộp đơn;
  • Thẩm định về mặt nội dung nhãn hiệu: Thường trong thời gian từ 18 – 24 tháng sau đó;
  • In và cấp văn bằng bảo hộ: Sau khi được chấp nhận về mặt nộp dung, doanh nghiệp sẽ nộp lệ phí và triển khai in, cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian 3 tháng.

Như vậy quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu rất lâu và doanh nghiệp sẽ có quyền sử dụng logo đã đăng ký ngay sau khi nộp đơn (không phải chờ đến khi cấp văn bằng bảo hộ). Một số trường hợp cần thiết cấp văn bằng để nhượng quyền thương hiệu sẽ cần thúc đẩy quá trình này, Luật sư X cũng hoàn toàn có thể hỗ trợ cung cấp dịch vụ khi quý khách có nhu cầu:

Có nhiều người bị nhầm lẫn việc đăng ký bảo hộ bản quyền tại Việt Nam sẽ có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu – Điều này hoàn toàn sai lầm vì phạm vi được bảo hộ nếu đăng ký nhãn hiệu thông thường chỉ trên phạm vi vùng lãnh thổ. Nói cách khác là cơ quan sở hữu trí tuệ nào cấp thì sẽ có quyền được bảo hộ trong phạm vi quốc gia đó.

2. Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu tại nước ngoài

Theo kinh nghiệm cũng như thực tiễn cung cấp dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài thì tôi có thể chia sẻ rằng: Đối với những nhãn hiệu có nguồn gốc tại Việt Nam thì sẽ có hai phương thức chính để đăng ký bảo hộ tại nước ngoài. Tuy nhiên trước khi đăng ký thì chủ sở hữu cần cân nhắc về định hướng thị trường đưa sản phẩm vào và quốc gia cần thiết để bảo hộ vì đăng ký bảo hộ với nhiều quốc gia thì chi phí sẽ càng tốn kém. Thực tiễn cũng chứng minh rằng do chủ quan mà Tập đoàn Trung Nguyên đã mất nhãn hiệu và buộc phải thay đổi thành nhãn cafe G7.

Như đã đề cập, sẽ có 2 phương thức để nhãn hiệu tại Việt Nam nộp hồ sơ bảo hộ thương hiệu tại nước ngoài

Phương thức 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống Madrid 

Có thể các bạn chưa biết thì Việt Nam là thành viên của thỏa ước Madrid và nghị định thư Madrid từ ngày 11/07/2006. thỏa ước Madrid và nghị định thư Madrid hiểu đơn giản là một hiệp ước của một nhóm quốc gia thống nhất về phương thức bảo hộ nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ, khi tham gia hiệp ước này thì Việt Nam cần phải tuân thủ những quy định chung cũng như cách thức bảo hộ thương hiệu từ thống nhất của hiệp định. Trong “hiệp ước” Madrid có nội dung về hỗ trợ thủ tục nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đối với các thành viên tham gia hiệp ước nên bất cứ cá nhân, tổ chức nào của Việt Nam nếu muốn nhãn hiệu được bảo hộ trên phạm vi thế giới thì có thể nộp đơn đăng ký bản quyền quốc tế theo nghị định thư Madrid để được bảo hộ thương hiệu quốc tế.
Để nộp hồ sơ theo hệ thống Madrid về cơ bản được đánh giá dễ dàng hơn “Phương thứ 2” vì Quý khách chỉ cần soạn thảo hồ sơ và hoàn thiện thủ tục nộp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam như thông thường, thành phần hồ sơ và tờ khai có một số thay đổi so với nộp đơn trong nước. Quý khách mong muốn được bảo hộ tại quốc gia nào chỉ cần đánh dấu trên tờ đơn, nộp các loại phí theo quy định tại Cục sở hữu trí tuệ. Hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid bao gồm:
  • Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam (mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN). Trong tờ khai cần chỉ rõ các nước là thành viên Thỏa ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
  • Danh mục các sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký;
  • Bản sao có công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam;
  • Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện);
  • Chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);
  • Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp nộp đơn theo Nghị định thư Madrid);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận tại nước sở tại);
  • Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các nước yêu cầu đăng ký bảo hộ (nếu chỉ định vào các quốc gia Ireland, Singapore, Anh và Mỹ).

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế để tiến hành các bước kế tiếp.

Lưu ý: Số lượng các nước tham gia thỏa ước Madrid và nghị định thư Madrid là khác nhau, vì vậy nên khi nộp cần chú ý để phân loại tránh trùng hoặc nhầm lẫn. 

Phương thức 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại quốc gia

Phương thức này thường dành cho những công ty đã có văn phòng hoặc thường xuyên làm việc tại các quốc gia dự tính bảo hộ nhãn hiệu. Về cơ bản thì nộp nhãn hiệu trực tiếp, chỉ định các quốc gia sẽ phức tạp hơn khi phải nghiên cứu sâu pháp luật và thủ tục tại những quốc gia đó. Việc nộp tại các quốc gia chỉ định cũng sẽ tốn thêm các chi phí liên quan, chi phí luật sư, lệ phí theo quốc gia đó quy định (thay vì theo thỏa ước quốc tế).

Trên đây là những kiến thức cơ bản về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nguồn gốc Việt Nam tại nước ngoài. Hãy liên hệ với Luật sư X khi có nhu cầu về dịch vụ này: 0833 102 102

Hân hạnh được phục vụ ./.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm