Thay vì xây nhà; hiện nay nhiều người chọn mua nhà sẵn vì sự tiện lợi và thủ tục thực hiện dễ dàng. Khi bạn đã ưng ý 1 căn nhà; bạn sẽ không muốn bên bán tự ý thay đổi bán cho 1 bên khác; và khi bạn là người bán thì bạn cũng không muốn người mua sẽ đột nhiên thay đổi và không mua nữa. Chính bởi lẽ đó; các bên trong quan hệ mua bán nhà thường thực hiện việc đặt cọc. Vậy đặt cọc mua bán nhà là gì? Thủ tục đặt cọc mua bán nhà được thực hiện như thế nào?
Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết: Thủ tục đặt cọc mua nhà theo quy định dưới đây
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đặt cọc mua bán nhà là gì?
Đặt cọc là 1 trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo đó quy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ Luật Dân Sự; đặt cọc là kết quả về sự thỏa thuận giữ hai bên.; trong đó, một bên sẽ tiến hành giao cho bên kia một khoản tiền hay kim khí quý; đá quý hoặc những vật có giá trị khác trong một thời hạn nhất định. Việc làm này giúp đảm bảo giao kết hay thực hiện một hợp đồng dân sự nào đó.
Như vậy; chúng ta có thể hiểu đơn giản đặt cọc mua bán nhà đất là một trong những biện pháp chịu chi phối bởi Bộ Luật Dân Sự. Chúng ra đời nhằm đảm bảo cho việc mua bán sau này được thực hiện.
Tại sao phải làm hợp đồng đặt cọc mua nhà?
Hợp đồng đặt cọc là một loại hợp đồng theo luật định. Và nên kí kết bằng văn bản
Điều này không chỉ giúp các bên trong hợp đồng mua bán có ý thức nghiêm túc hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chính chủ thể tham gia vào hợp đồng mua bán nhà ở.
Trong đó; các biện pháp bảo đảm nói chung; nhất là biện pháp đặt cọc còn là công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của chính thể khi nghĩa vụ của hợp đồng mua bán nhà ở bị vi phạm.
Nó đảm bảo việc bồi thường thiệt hại; đồng thời cảnh báo các chủ thể phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ đã cam kết nếu không muốn chịu một số hậu quả bất lợi về vật chất do hành vi; vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán nhà ở.
Thủ tục đặt cọc mua nhà được thực hiện như thế nào?
Thủ tục đặt cọc mua nhà chỉ được thực hiện sau khi đã thực hiện các thủ tục mua bán nhà theo quy định của pháp luật. Thủ tục đặt cọc mua nhà gồm các công việc như sau:
Bước 1: soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
Sau khi các bên thỏa thuận về việc đặt cọc mua nhà; việc đầu tiên cần thực hiện là cùng thỏa thuận và soạn thảo ra hợp đồng đặt cọc mua nhà. Bởi lẽ; hợp đồng đặt cọc mua nhà là văn bản ghi chép lại sự thỏa thuận về khoản đặt cọc giữa hai bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc trong quá trình giao dịch mua bán nhà đất; khi xảy ra tranh chấp thì có căn cứ chứng minh.
Về nguyên tắc; bên mua và bên bán có quyền thỏa thuận các vấn đề của hợp đồng đặt cọc; nhưng nhìn chung hợp đồng đặt cọc có những nội dung sau:
- Thông tin 2 bên tham gia ký kết hợp đồng: bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.
- Đối tượng hợp đồng: đó chính là tài sản đặt cọc.
- Mục đích đặt cọc.
- Giá chuyển nhượng kèm theo phương thức đặt cọc, thanh toán.
- Trách nhiệm tiến hành công chứng chuyển nhượng hoặc đăng ký sang tên.
- Thời hạn đặt cọc.
- Quyền và nghĩa vụ của 2 bên.
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
- Cam đoan của từng bên.
- Xác nhận của hai bên: ký và ghi rõ họ tên.
Bước 2: ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà
Sau khi thống nhất xong các nội dung của hợp đồng; các bên thực hiện ký kết hợp đồng; ký và ghi rõ họ tên bên mua và bên bán. Lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà:
Cần có người trung gian làm chứng:
- Khi tiến hành giao dịch đặt cọc mua nhà; người làm chứng đóng một vai trò quan trọng. Họ sẽ là trung gian; minh chứng cho việc ký kết, giao dịch đặt cọc giữa hai bên.
- Người làm chứng này phải không có bất cứ mối quan hệ họ hàng; thân quen gì với một trong hai bên giao dịch. Hơn nữa, trong hợp đồng, họ cần ký; điểm chỉ, lời xác nhận rõ ràng. Có như vậy; hợp đồng mới được công nhận, đảm bảo tính pháp lý.
Bước 3: thực hiện hợp đồng đặt cọc mua nhà
Sau khi ký kết hợp đồng xong thì trong thủ tục đặt cọc mua bán nhà không thể thiếu đi việc thực hiện việc chuyển tiền đặt cọc. Việc thanh toán này; bạn nên thực hiện tại ngân hàng; người mua nên để tiền trong tài khoản. Sau đó; khi tiến hành thanh toán tiền đặt cọc thì chỉ cần chuyển khoản cho bên bán; điều này vừa giúp bạn không mất thời gian kiểm đến lại có cơ sở bằng chứng.
Hơn thế nữa; để đảm bảo tính pháp lý về cả mặt nội dung lẫn hình thức; Luật sư khuyến khích bạn nên đi công chứng bản hợp đồng đó. Khi đi công chứng; công chứng viên sẽ thay bạn kiểm tra; chứng thực lại từng điều khoản trong hợp đồng; và là chứng cứ rõ ràng trong trường hợp tranh chấp xảy ra.
Có thể bạn quan tâm:
- Công ty có được bắt người lao động đặt cọc lương?
- Hợp đồng đặt cọc có cần phải công chứng hay không?
- Hủy hợp đồng mua bán đất có phải chịu phạt cọc hay không
Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà mới 2022
Để tránh việc những điều khoản trong hợp đồng không rõ ràng; hay nguy cơ bị lừa đảo do hợp đồng giả; các bạn hoàn toàn có thể nhờ các luật sư uy tín soạn thảo hợp đồng này dưa trên ý chí của mình.
Luật sư X sở hữu một đội ngũ luật sư uy tín; chuyên nghiệp; chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng; và tiến hành các thủ tục đặt cọc mua nhà về mặt pháp lý; liên quan đến hợp đồng đặt cọc mua nhà nhanh nhất.
Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà của Luật sư X. Luật sư X sẽ thực hiện:
- Tư vấn Các nội dung cụ thể của hợp đồng; và các phương án dựa trên yêu cầu của bạn để bạn lựa chọn
- Bổ sung và Soạn thảo các văn bản hỗ trợ thỏa thuận của các bên; đầy đủ và chặt chẽ (Biên bản bàn giao, Văn bản thỏa thuận các điều khoản riêng…)
- Tư vấn và hướng dẫn ký hợp đồng
- Sửa đổi, bổ sung hợp đồng theo yêu cầu của các bên; phù hợp với quy định của pháp luật và hạn chế những rủi ro và tranh chấp phát sinh;
- Tư vấn và hỗ trợ các phát sinh hoặc sửa đổi bổ sung Hợp đồng trong thời hạn đặt cọc
- Tư vấn quá trình mua bán nhà đất & sang tên sổ đỏ sau khi đặt cọc
Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà của Luật sư X
Đến dịch vụ của Luật sư X bạn sẽ được phục vụ những tiện ích như:
Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Hợp đồng đặt cọc mua nhà là vấn đề cần độ chính xác cao; cần có sự nhanh chóng kịp thời. Chính vì vậy mà khi sử dụng dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà của Luật sư X; quý khách hàng sẽ được tư vấn tận tình, soạn thảo hợp đồng chuẩn; tránh được nhiều rủi ro pháp lý như lừa đảo,…..
Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chũng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục đặt cọc mua nhà theo quy định?“.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ngoài việc nắm rõ thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất như đã kể trên; bạn nên chú ý thêm các trường hợp giao dịch đặt cọc bị coi là vô hiệu, không có giá trị. Cụ thể đó là:
– Người tham gia đặt cọc không có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
– Người tham gia bị lừa dối hoặc cưỡng ép.
– Tài sản đặt cọc thuộc tài sản pháp luật cấm.
– Văn bản, hợp đồng đặt cọc không đúng, không đủ tính pháp lý theo quy định.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013; về những hợp đồng bắt buộc phải công chứng; chứng thực thì hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không nằm trong những loại đã liệt kê. Do đó; có thể hiểu rằng việc công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là không bắt buộc mà tùy theo sự lựa chọn của các bên nhằm tránh các rủi ro tranh chấp có thể phát sinh.
Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng: có liệt kê các thông tin như họ tên, địa chỉ của người nộp, nội dung công chứng hợp đồng đặt cọc, danh mục giấy tờ có liên quan,…;
– Dự thảo hợp đồng đặt cọc;
– Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ khẩu của người yêu cầu;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu có);
– Các giấy tờ có liên quan (nếu có).