Thủ tục khởi kiện dân sự được diễn ra như thế nào?

bởi Thanh Tri
Thủ tục khởi kiện dân sự được diễn ra như thế nào?

Tố tụng dân sự được hiểu là trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại, dân sự, hôn nhân và gia đình, thủ tục yêu cầu để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ việc về yêu cầu dân sự, thương mại, kinh doanh, hôn nhân và gia đình, lao động. Quá trình này góp phần bảo vệ quyền công dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ lợi ích của Nhà nước Việt Nam, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, giáo dục mọi người chấp hành pháp luật. Vậy thủ tục khởi kiện dân sự được diễn ra như thế nào?

Tại bài viết dưới đây. Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Thủ tục khởi kiện dân sự được diễn ra như thế nào?”. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý độc giả những thông tin cần thiết và bổ ích.

Căn cứ pháp lý

Khởi kiện vụ án dân sự được hiểu là gì?

Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác theo quy định của pháp luật. Cá nhân, cơ quan, tổ chức không chỉ có quyền nộp đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình mà còn có quyền nộp đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi của chủ thể khác. Cụ thể những chủ thể có quyền đó được quy định tại điều 187 như sau:

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
  2. Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.
  3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.
  5. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự?

Phạm vi khởi kiện là phạm vi các yêu cầu mà người khởi kiện có thể đưa ra trong cùng 1 đơn khởi kiện để giải quyết trong vụ án theo quy định tại Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Phạm vi khởi kiện:

  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết trong cùng một vụ án khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để;
  2. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với
  3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể kiện cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về 1 hay nhiều Tòa án nhân dân tối cao giải thích “ nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau” theo nghĩa khá rộng, bao gồm 2 trường hợp một là, việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác

Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định B là cha của con Á và đồng thời yêu cầu B thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con của A hai là, việc giải quyết các quan hệ pl có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp .

Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu B trả tiền thuê nhà theo hợp đồng thuê nhà giữa A và B, đồng thời A khởi kiện yêu cầu B trả nợ theo hợp đồng vay tài sản giữa A và B, hai quan hệ p! này có cùng đương sự và cùng thuộc loại tranh chấp về hợp đồng dân sự.

Thủ tục khởi kiện dân sự được diễn ra như thế nào?
Thủ tục khởi kiện dân sự được diễn ra như thế nào?

Thành phần và số lượng hồ sơ người gởi đơn khởi kiện cần chuẩn bị

Đơn khởi kiện và tài liệu liên quan, các tài liệu bao gồm:

  • Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp nếu là pháp nhân.

Tùy loại việc mà có thêm các tài liệu sau:

  • Vụ án dân sự, kinh tế: giấy tờ nhà, đất, hợp đồng, di chúc…
  • Vụ án hôn nhân gia đình:
    • Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.
    • Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
    • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
    • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có)…

Thủ tục khởi kiện dân sự được diễn ra như thế nào?

Thủ tục khởi kiện dân sự được diễn ra như sau:

Bước 1: Gửi đơn khởi kiện
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện, yêu cầu kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án

Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn
Tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
  • Thủ tục thụ lý vụ án.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện.
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Bước 3: Thụ lý vụ án
Trong vòng 05 ngày, nếu đơn yêu cầu đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án sẽ thông báo nộp lệ phí để tiến hành thụ lý. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án sẽ báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn yêu cầu giải quyết.

Bước 4: Tiến hành hòa giải
Về nguyên tắc, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu hòa giải thành công thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử
Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.

Bước 6: Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử
Phiên tòa phải được tiến hành đúng địa điểm cũng như thời gian đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra tiến hành xét xử hoặc được ghi trong giấy báo mở lại phiên tòa nếu phải hoãn phiên tòa.

Khuyến nghị: 

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục khởi kiện dân sự được diễn ra như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Thủ tục cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm thông tin thông qua các kênh sau:

Câu hỏi thường

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác bị xử lý ra làm sao?

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Thời gian giải quyết ly hôn nếu hai bên không thỏa thuận được với nhau là bao lâu?

Nếu hai bên không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung, thông thường để giải quyết vụ án ly hôn thì thời gian kéo dài khoảng 04 tháng.

Tranh chấp đất đai cơ sở đó là gì?

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là một dạng tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất giữa người đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với các chủ thể khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm