Chào Luật sư X, Gần đây tôi và hàng xóm có xảy ra tranh chấp về phần lối đi nên chúng tôi thường xuyên cãi nhau và nhiều lần được mọi người xung quanh khuyên nhủ. Tuy nhiên mấy ngày gần đây hàng xóm của tôi cứ sang trước cổng nhà tôi chửi bới nhục mạ với những lời lẽ rất khó nghe khiến tôi và gia đình cảm thấy mình bị xúc phạm danh dự nhân phẩm và tôi muốn khởi kiện họ. Cho tôi hỏi thủ tục khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác như thế nào? Xin được luật sư tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Danh dự nhân phẩm là gì?
Danh dự được hiểu là sự coi trọng, tôn trọng của xẫ hội đối với một cá nhân, tổ chức và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay hiểu theo cách khác nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người. Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có những nhu cầu về tinh thần, vật chất lành mạnh; thực hiện tốt các nghĩa vụ về đạo đức với người khác và đối với xã hội; thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
Thế nào là xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác?
Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có một quy định cụ thể thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: xúc phạm danh dự nhân phẩm là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu để nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.
Thủ tục khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác?
Căn cứ khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm Đơn khởi kiện, trong đó thể hiện các nội dung:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
– Tên, nơi cư trú/trụ sở của bên khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Đơn khởi kiện được gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người có hành vi xúc phạm danh dự thường trú hoặc tạm trú.
Theo đó, thời gian giải quyết thường kéo dài từ 06 – 08 tháng tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc.
Mẫu đơn tố cáo người có hành vi làm nhục người khác
Mức xử phạt về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Xử lý hành chính
Căn cứ Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi, vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;
…”
Theo đó, người nào chửi bới xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác thì có thể bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Xử lý hình sự
Trường hợp bạn bị xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự thì người này sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác, quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể như sau:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác có buộc phải xin lỗi công khai không?
Đối với trường hợp bị xử phạt hành chính nêu trên, thì tại điểm c khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng có quy định:
“14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
…”
Theo điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định buộc công khai xin lỗi là một trong những biện pháp tư pháp đối với người phạm tội.
“Điều 48 Bộ luật Hình sự quy định về trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi như sau:
1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.”
Từ các quy định trên thì người có hành vi chửi bới xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác dù bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây thiệt hại về tinh thần như tội làm nhục người khác nêu trên thì cũng đều buộc phải xin lỗi công khai người bị xúc phạm.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định có làm căn cước công dân online được không năm 2022
- Đi làm căn cước công dân cần những gì theo quy định mới 2022
- Đi làm căn cước công dân ở đâu theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Thủ tục khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ làm lại sổ đỏ bị mất… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017, các cơ quan Nhà nước sau đây sẽ có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của người dân:
– Cơ quan điều tra;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát các cấp;
– Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an… Đơn giản nhất, bạn có thể tới ngay cơ quan Công an (Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an… ) nơi mình cư trú để nộp Đơn tố cáo.
Các giấy tờ, tài liệu cần mang theo khi đi trình báo tại Cơ quan Công an gồm:
– Đơn trình báo vụ việc;
– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…); – Các tài liệu, chứng cứ.
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Do đó, người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do không thuộc trường hợp quy định tại Điểu 12 Bộ luật Hình sự về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.
– Tài liệu ,chứng cứ có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội.
– Các tài liệu này bao gồm văn bản, hình ảnh (chụp màn hình), ghi âm, clip.
– Hình ảnh những bài viết đăng tải thông tin trên Facebook. Giấy tờ tùy thân, hoặc giấy ủy quyền (nếu là người được ủy quyền).