Thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào?

bởi Ngọc Gấm
Thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào?

Tại Việt Nam, ly thân là một việc trở nên khá phổ biến. Vợ chồng thường xuyên xảy cự cãi với nhau tuy nhiên lại vướng bận đến chuyện con cái và kinh doanh thì họ thường chọn phương pháp ly thân với nhau. Tuy nhiên để có thể ly thân hợp pháp và không tranh chấp về vấn đề tài sản thì họ thường tìm đến các luật sư để được tư vấn đề các thủ tục thực hiện khi ly thân hợp pháp tại Việt Nam.

Chính vì thế, để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Khái niệm về Ly thân

Hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về việc ly thân là gì, tuy nhiên dựa vào thực tế cuộc sống ta biết được rằng ly thân là tình trạng vợ chồng không còn chung sống với nhau như vợ chồng mà sẽ tách nhau ra sống độc lập, không phụ thuộc tài chính lẫn con cái. Trình trạng ly thân thường sẽ dễ xảy ra ở các cặp vợ chồng thường xuyên gây gổ nhau hoặc có nguy cơ ly hôn cao.

Thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào?

Thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào? Do pháp luật không có quy định về ly thân nên hiện nay không có thủ tục ly thân theo quy định được thống nhất. Việc ly thân hiện nay được diễn ra tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình của các cặp vợ chồng đó như thế nào. Ví dụ, Anh A và chị B ly thân với nhau, khi ly thân anh A sống tại TP. C tại nhà thuê, còn chị B sống tại nhà chung của hai vợ chồng tại TP. D để tiện chăm sóc các con ăn học.

Ly thân và ly hôn có điểm gì giống và khác nhau?

So sánhLy thânLy hôn
Khái niệmKhông được pháp luật quy địnhLy hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
Thủ tụcKhông có thủ tục cụ thể, vợ chồng tự sắp xếp việc ly thân với nhauThủ tục ly hôn được quy định rõ ràn và cụ thể tại Luật Hôn nhân và Gia đình.
Phương thứcTùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình mà sẽ có các phương thức ly thân khác nhauLy hôn thuận tình và ly hôn theo yêu cầu của một bên
Quan hệ pháp lýLy thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trên thực tếChấm dứt quan hệ vợ chồng trên thực tế
Quan hệ tài sảnTài sản chưa được tách biệt thành cá nhân mà chỉ có thể tách tài sản thành cá nhân khi vợ chồng tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.Tài sản được phân chia rõ ràng theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc chia theo Tòa án.
Thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào?
Thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào?

Chia tài sản trong thời kỳ ly thân như thế nào?

Bất kỳ một cặp vợ chồng nào muốn chia tài sản khi ly thaan thì điều phải tiến hành việc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây hiện được xem là biện pháp duy nhất hiện được nhiều cặp vợ chồng áp dụng khi họ chỉ muốn ly thân chứ không muốn ly hôn vì các lý do cá nhân. Sau khi chia tài sản chung xong vợ chồng sẽ không còn phát sinh tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nữa mà các tài sản sẽ được xác định là tài sản riêng.

Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

Theo quy định tại Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

“1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.”

Ly thân bao nhiêu lâu thì được ly hôn?

Ly thân bao nhiêu lâu thì được ly hôn? Đây là câu hỏi tưởng chừng dễ trả lời nhưng thực tế lại rất khó. Có rất nhiều cặp vợ chồng tiến hành ly thân khi giải quyết thủ tục ly hôn thì có thể sẽ mất từ 01 tháng đến 03 tháng thì có thể từ ly thân và chuyển sang ly hôn. Tuy nhiên có những cặp vợ chồng vì lý do con cái hoặc kinh doanh thì phải mất rất nhiều thời gian từ vài năm đến vài chục năm mới có thể tiến hành chuyển từ ly thân sang ly hôn được. Chính vì thế để chuyển từ ly thân sang ly hôn không phải đối với ai cũng dễ dàng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng như thế nào?

– Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?

– Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
– Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
– Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Tài sản riêng của vợ, chồng được xác định như thế nào?


– Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm