Thủ tục rút gọn sơ thẩm trong tố tụng dân sự

bởi MyNgoc
Thủ tục rút gọn sơ thẩm trong tố tụng dân sự

Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện với trình tự đơn giản hơn. Thủ tục này nhằm mục đích giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật. Vậy thủ tục rút gọn sơ thẩm trong tố tụng dân sự diễn ra như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Nội dung tư vấn

Thủ tục rút gọn là gì?

Giải quyết các tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn là việc Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết các vụ án một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Điều kiện và phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn sơ thẩm

Điều kiện áp dụng

Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn sơ thẩm được quy định tại Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:

a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;

b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;

c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

Phạm vi áp dụng

Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn sơ thẩm được quy định tại Điều 316 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:

1. Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật.

2. Những quy định của Phần này được áp dụng để giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn; trường hợp không có quy định thì áp dụng những quy định khác của Bộ luật này để giải quyết vụ án.

3. Trường hợp luật khác có quy định tranh chấp dân sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì việc giải quyết tranh chấp đó được thực hiện theo thủ tục quy định tại Phần này.

Thời hạn áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hiện chưa có một điều luật nào quy định cụ thể về thời hạn giải quyết thủ tục rút gọn sơ thẩm. Tuy nhiên có thể rút ra từ một số quy định như sau:

  • Điều 318 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trong thời hạn không quá 1 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định.
  • Ngoài ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn thì phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn theo cấp sơ thẩm

Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự sơ thẩm theo thủ tục rút gọn

Việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn sẽ thực hiện như đối với vụ án dân sự giải quyết theo thủ tục thông thường.

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm được tính từ ngày có thông báo vụ án đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn. Sau đó thẩm phán cần phải xác định tranh chấp đó có đầy đủ điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn hay không.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử

Sau thời hạn chuẩn bị xét xử sở thẩm, Thẩm phán xác định vụ án có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp có quyền khiếu nại, kiến nghị với Chánh tòa án đã ra quyết định.

Về phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn

Phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 320 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó, yêu cầu về bảo đảm quyền tham gia phiên tòa của đương sự được giảm nhẹ, việc vắng mặt đương sự tham gia phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất hay sự vắng mặt của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp thì phiên tòa vẫn được tiến hành.

Phiên tòa không bắt buộc phải hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm mà quy định Thẩm phán hòa giải sau khi khai mạc phiên tòa.

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Thủ tục rút gọn sơ thẩm trong tố tụng dân sự”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục rút gọn là gì?

Giải quyết các tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn là việc Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết các vụ án một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn thế nào?

Việc khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn sẽ thực hiện như đối với vụ án dân sự giải quyết theo thủ tục thông thường.

Phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn như thế nào?

– Yêu cầu về bảo đảm quyền tham gia phiên tòa của đương sự được giảm nhẹ, việc vắng mặt đương sự tham gia phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất hay sự vắng mặt của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp thì phiên tòa vẫn được tiến hành.
– Phiên tòa không bắt buộc phải hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm mà quy định Thẩm phán hòa giải sau khi khai mạc phiên tòa.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm