Thủ tục sang tên sổ đỏ từ hợp đồng ủy quyền 2022

bởi Lò Chum
Sang tên sổ đỏ từ hợp đồng ủy quyền

Thưa luật sư, vì phải sang nước ngoài cùng vợ nên anh trai tôi có ủy quyền cho tôi một căn nhà. Căn nhà đó được ủy quyền qua hợp đồng giữa tôi và anh tôi. Vì quyết định ở hẳn bên kia nên anh tôi đã cho luôn tôi căn nhà đó với mảnh đất đó. Đẻ tránh tình trạng tranh chấp không đáng có thì tôi muốn sang tôi sổ đỏ đó sang tên của tôi. Tôi muốn hỏi luật sư trường hợp của tôi thì có sang tên được sổ đỏ không? Nếu được thì Thủ tục Sang tên sổ đỏ từ hợp đồng ủy quyền như thế nào ? Hồ sơ và thời gian sang tên là bao lâu? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Sang tên sổ đỏ từ hợp đồng ủy quyền ? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.

Sang tên sổ đỏ từ hợp đồng ủy quyền

Sang tên sổ đỏ là gì?

Sang tên sổ đỏ là cách gọi thông thường của của các cá nhân, tổ chức khi trao đổi hoặc thực hiện các thủ tục pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ là một trong các giao dịch rất phổ biến với hệ thống hành lang pháp lý đồng bộ.

Hợp đồng ủy quyền là gì?

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Sang tên sổ đỏ từ hợp đồng ủy quyền

Sang tên sổ đỏ từ hợp đồng ủy quyền

Sang tên sổ đỏ từ hợp đồng ủy quyền

Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền), theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật.

Pháp luật hiện hành không có quy định nào hạn chế việc ủy quyền của cá nhân hay tổ chức cho cá nhân hay tổ chức khác thực hiện sang tên sổ đỏ.

Hồ sơ sang tên sổ đỏ

Chuẩn bị hồ sơ

  • Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký).
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký. Riêng trường hợp cho tặng 04 bản).
  • Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính).
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).
  • CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).

Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đáp ứng đủ 4 điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai số 45/2013/QH13, cụ thể:

  • Có Giấy chứng nhận.
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
  • Trong thời hạn sử dụng đất.
  • Nếu thừa đất của bạn thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì được phép chuyển nhượng.

Thủ tục ủy quyền mua bán nhà đất

Khoản 3 Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Do vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chung phải do cả 2 vợ chồng thực hiện hoặc ủy quyền cho nhau hoặc cùng ủy quyền cho người khác thực hiện thay.

Do đó, trong trường hợp này bạn cần phải kiểm tra lại xem việc ủy quyền của bạn đã đảm bảo đúng theo quy định hay chưa. Luật Đất đai và Luật Công chứng đều không quy định việc ủy quyền mua bán đất bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên để tránh phát sinh các rủi ro pháp lý, bạn nên công chứng cả hợp đồng ủy quyền tại Văn phòng công chứng nơi có đất.

Thủ tục sang tên sổ đỏ

Theo khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng năm 2014, trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền.

Tiếp đó bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Để sang tên sổ đỏ, cơ bản cần thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Hai bên tiến hành lập và công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục sang tên và lấy giấy hẹn.
  • Bước 3: Nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ
  • Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành giải quyết hồ sơ và cấp giấy chứng nhận, trả kết quả cho người dân.

Uỷ quyền cho người khác sang tên Sổ đỏ có được không?

Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Bởi vậy, cá nhân hoàn toàn có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các giao dịch dân sự trừ một số trường hợp cấm không được uỷ quyền như: Đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con, ly hôn, gửi tiền tiết kiệm, công chứng di chúc của mình…

Đồng thời, pháp luật hiện nay không hạn chế việc uỷ quyền giữa cá nhân khi sang tên Sổ đỏ. Do đó, khi sang tên Sổ đỏ thì cá nhân hoàn toàn có thể uỷ quyền cho nhau. Thông thường, uỷ quyền sang tên Sổ đỏ thường có hai dạng công việc gồm:

– Uỷ quyền thực hiện ký kết hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế… để xác lập quyền sở hữu tài sản của người uỷ quyền.

– Uỷ quyền làm các thủ tục hành chính để sang tên Sổ đỏ như nộp hồ sơ, nộp các loại thuế, nhận kết quả từ bộ phận Một Cửa của Văn phòng đăng ký đất đai…

Tuy nhiên, dù uỷ quyền làm Sổ đỏ theo hình thức nào thì khi lập uỷ quyền sang tên Sổ đỏ, người được uỷ quyền sẽ được toàn quyền thay mặt người uỷ quyền thực hiện các công việc trong phạm vi uỷ quyền.

Như vậy, cá nhân hoàn toàn được uỷ quyền cho nhau để sang tên Sổ đỏ.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Sang tên sổ đỏ từ hợp đồng ủy quyền”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giá đền bù đất 50 năm giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thay đổi người đứng tên sổ đỏ tư vấn đặt cọc đất ;mẫu đặt cọc mua bán nhà đất; giải thể công ty cổ phần; Thủ tục tách hộ khẩu, Thủ tục cấp sổ đỏ, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp, trong buôn bán đất đai,…, của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Thủ tục vay ngân hàng khi Sổ đỏ chưa sang tên?

Thứ nhất, phân chia di sản thừa kế, gồm 2 hình thức là phân chia di sản thừa kế là theo di chúc (nếu người mất có để lại di chúc) và theo pháp luật (nếu không có di chúc, có nhưng di chúc không có hiệu lực…).
Thứ hai, thế chấp tại ngân hàng. Hồ sơ gồm, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn; sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận hộ khẩu…; giấy tờ về tài sản như: sổ đỏ, sổ hồng; phương án sử dụng vốn; giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay; các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của tổ chức tín dụng…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và phê duyệt các khoản vay theo quy định riêng của từng ngân hàng.

Sổ đỏ chưa sang tên có vay được ngân hàng?

Điều 500, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất như sau:
Điều 500. Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

Có cần phải công chứng giấy ủy quyền sang tên sổ đỏ?

Thực tế, Luật Công chứng và Luật Đất đai hiện nay không có quy định bắt buộc các bên phải công chứng văn bản ủy quyền sang tên sổ đỏ. Tuy nhiên, do đất đai là tài sản có giá trị lớn, dễ xảy ra tranh chấp, cá nhân, hộ gia đình vẫn nên công chứng bản ủy quyền sang tên sổ đỏ để phòng tránh rủi ro về sau.

Để công chứng giấy ủy quyền sang tên sổ đỏ, cá nhân, hộ gia đình có thể tới bất cứ văn phòng/phòng công chứng nào để làm thủ tục.
Hồ sơ công chứng gồm: Phiếu yêu cầu công chứng; dự thảo hợp đồng uỷ quyền/giấy uỷ quyền; giấy tờ tùy thân, sổ đỏ…

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm