Sổ mục kiểm kê đất đai là một trong những loại giấy tờ của cơ sở dữ liệu đất đai, đây là nơi lưu trữ các thông tin về trình trạng thửa đất. Sổ mục kiểm kê đất đai cho ừng đơn vị xã, phường thị trấn là khác nhau để ghi tình trạng các thửa đất và thông tin về tình trạng thửa đất trên đơn vị hành chính đó. Vậy việc chỉnh lý sổ mục kiểm kê đất đai được tiến hành như thế nào? Thủ tục thay đổi tên trong sổ mục kê đất đai hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Sổ mục kiểm kê đất đai là gì?
Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.Việc đo đạc lập, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Sổ mục kê đất đai là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó.
Sổ mục kiểm kê đất đai được ghi như thế nào?
Căn cứ vào phụ lục số 15 theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, cách ghi thông tin sổ mục kê đất đai thực hiện trên sổ mục kê dạng số được thực hiện như sau:
– Cột Tờ bản đồ số: ghi số thứ tự của tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.
– Cột Thửa đất số: ghi số thứ tự của thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất từ số 1 đến hết theo từng tờ bản đồ địa chính, từng mảnh trích đo địa chính.
– Cột Tên người sử dụng, quản lý đất: ghi “Ông (hoặc Bà)”, sau đó ghi họ và tên người đối với cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; ghi “Hộ ông (hoặc Hộ bà)”, sau đó ghi họ và tên chủ hộ đối với hộ gia đình; ghi tên tổ chức theo giấy tờ về việc thành lập, công nhận hoặc đăng ký kinh doanh, đầu tư; ghi tên thường gọi đối với cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư. Trường hợp có nhiều người sử dụng đất cùng sử dụng chung thửa đất (kể cả trường hợp hai vợ chồng, trừ đất có nhà chung cư) thì ghi lần lượt tên của từng người sử dụng chung vào các dòng dưới kế tiếp.
– Cột đối tượng sử dụng, quản lý đất: ghi loại đối tượng sử dụng đất loại đối tượng quản lý đất bằng mã (ký hiệu) theo quy định về thống kê, kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Cột Diện tích (cột 5 và cột 7): ghi diện tích của thửa đất theo đơn vị mét vuông (m2) làm tròn đến một (01) chữ số thập phân; trường hợp thửa đất do nhiều người sử dụng nhưng xác định được diện tích sử dụng riêng của mỗi người thì ghi diện tích sử dụng riêng đó vào dòng tương ứng với tên người sử dụng đất đã ghi ở cột Tên người sử dụng, quản lý. Trường hợp đất ở và đất nông nghiệp (vườn, ao) trong cùng một thửa thì ghi diện tích vào dòng dưới kế tiếp theo từng loại đất và ghi loại đất tương ứng vào cột Loại đất.
– Cột Loại đất: ghi loại đất theo hiện trạng sử dụng đất.
– Cột Ghi chú: ghi chú thích trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng thì ghi “Đồng sử dụng đất”.
+ Trường hợp thửa đất sử dụng tài liệu đo đạc không phải là bản đồ địa chính thì ghi tên của loại bản đồ, sơ đồ sử dụng.
+ Trường hợp thửa đất có biến động thi ghi chú nội dung biến động.
Thủ tục thay đổi tên trong sổ mục kê đất đai
Các trường hợp thửa đất có biến động phải thực hiện việc chỉnh lý sổ mục kê đất đai để cập nhật thông tin thửa đất. Việc chỉnh lý sổ mục kê đất đai được thực hiện như sau:
– Thửa đất có thay đổi tên người sử dụng, quản lý; thay đổi loại đối tượng sử dụng, quản lý;
– Thay đổi loại đất mà không tạo thành thửa đất mới (mang số thửa mới) thì xóa nội dung thay đổi và ghi lại nội dung mới (sau khi thay đổi) vào cột tương ứng theo quy định ghi nội dung sổ mục kê đất đai như trên. Tại cột ghi chú thì ghi chú thích nội dung có thay đổi.
– Việc chỉnh lý sổ mục kê được tiến hành theo nguyên tắc :
+ Một là, nếu thửa đất có thay đổi thông tin về tên người sử dụng, quản lý hoặc có thay đổi loại đất.
+ Hai là, nếu tách thửa đất thì gạch ngang bằng màu đỏ vào toàn bộ dòng ghi thửa đất cũ (thửa đất ban đầu trước khi tách). Đồng thời, tại cột Ghi chú của trang nội dung thì ghi “Tách thành các thửa số…”; Và các thửa mới tách được ghi tiếp theo vào các dòng cuối của phần sổ mục kê đất đai (phần cuối của trang nội dung sổ mục kê) dành cho tờ bản đồ có thửa đất đó.
+ Ba là, nếu chỉnh lý thông tin trong trường hợp hợp thửa đất thì gạch ngang bằng màu đỏ vào toàn bộ dòng ghi các thửa đất cũ (thửa đất trước khi được hợp thửa), ghi “Hợp thửa:”. Đồng thời, tại cột Ghi chú (cột ghi chú của trang nội dung sổ mục kê) thì ghi “Hợp thành thửa đất số…”.
Các thông tin về sổ mục kê được lập theo chế độ cũ đã được ban hành
Căn cứ vào Quyết định 499QĐ/ĐC Tổng cục địa chính có quy định sổ địa chính được lập nhằm đăng ký toàn bộ diện tích đất đai được Nhà nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và diện tích các loại đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng; làm cơ sở để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đất đai theo đúng pháp luật.
* Nội dung sổ:
– Bìa sổ:
+ Trang bìa ngoài (mặt trước) sổ, nội dung gồm: tên sổ (Sổ địa chính ),tên xã, tên điểm dân cư, số thứ tự quyển (ghi trên gáy sổ).
+ Trang bìa phụ: nội dung gồm: quốc hiệu, tên sổ ( Sổ địa chính),nơi lập sổ gồm: tên tỉnh ( thành phố trực thuộc TW ), tên huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tên xã; tên điểm dân cư ( thôn, xóm, ấp..),số hiệu quyển (số thứ tự quyển được lập trong phạm vi mỗi xã ),ngày, tháng, năm; chữ ký, đóng dấu xác nhận của UBND xã,ngày, tháng, năm; chữ ký, đóng dấu của Sở Địa chính.
+ Trang Mục lục, nội dung gồm: Họ tên chủ sử dụng đất đăng ký, số thứ tự tên chủ đăng ký, số hiệu trang mà chủ sử dụng đăn ký trong sổ.
+ Trang Nội dung đăng ký đất, nội dung gồm: tên chủ sử dụng đất,năm sinh (của chủ hộ gia đình, cá nhân ),họ tên vợ /chồng ( của chủ hộ gia đình ),nơi thường trú,số quản lý.
+ Phần đăng ký sử dụng để thực hiện các thông tin từng thửa đất được đăng ký. Nội dung thể hiện gồm các cột: ngày – tháng – năm vào sổ, tờ bản đồ số, thửa số, địa danh thửa đất, diện tích, hạng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, căn cứ pháp lý vào sổ, vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số, chủ sử dụng đất ký tên.
* Lập sổ:
Nguyên tắc chung:
– Sổ địa chính được lập trên cơ sở đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất đã được xét duyệt và cho phép sử dụng.
– Sổ lập theo đơn vị xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã ) trong phạm vi địa giới hành chính xã đã xác định; do cán bộ địa chính xã chịu trách nhiệm thực hiện. Sổ phải được UBND xã xác nhận và Sở Địa chính duyệt mới có giá trị pháp lý.
– Sổ lập chung cho mọi loại đối tượng sử dụng đất: đủ điều kiện được đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở vùng nông thôn.
Chủ sử dụng đất là tổ chức nằm trong phạm vi toàn xã đăng ký chung cho một quyển; Hộ gia đình và cá nhân đăng ký vào quyển của khu dân cư nơi họ thường trú, mỗi khu dân cư lập thành một hoặc nhiều quyển, phụ thuộc vào số lượng của chủ sử dụng đất mỗi khu; Hộ gia đình, cá nhân của các xóm, trại lẻ hoặc ở phân tán độc lập được đăng ký vào quyển của điểm dân cư gần nhất nơi họ tham gia sinh hoạt; các hộ gia đình, cá nhân có đất phụ canh trong xã, được đăng ký thành một phần riêng trong quyển sổ địa chính cuối cùng của xã.
Những loại đất sau đây:
+ Đất dùng vào mục đích công cộng chưa có chủ sử dụng cụ thể đủ điều kiện đăng ký như: giao thông, thủy lợi, nghĩa trang- nghĩa địa, đình, đền, miếu..
+ Đất dành cho công ích xã.
– Các loại đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng. Do UBND xã trực tiếp đăng ký vào cuối quyển dành cho các tổ chức. – Sổ được lập lần lượt cho từng chủ sử dụng đất, mỗi chủ một trang, mỗi thửa một dòng; chủ sử dụng nhiều thửa được lập nhiều trang, cuối trang ghi số của trang tiếp theo và đầu trang tiếp theo ghi: tiếp theo trang số …; trong mỗi trang sau mỗi lần đăng ký phải kẻ dòng ngăn cách phía dưới thửa đăng ký cuối cùng .
– Sổ lập thành 3 bộ, bộ gốc lưu tại Sở Địa chính, 1 bộ lưu tại Phòng Địa chính cấp huyện, 1 bộ lưu tại UBND xã do cán bộ địa chính trực tiếp quản lý.
Có thể bạn quan tâm:
- Quy định về điều kiện hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Có được cung cấp dữ liệu đất đai khi trong đơn quên ghi địa chỉ?
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục thay đổi tên trong sổ mục kê đất đai năm 2023 như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Kiểm kê đất đai được tiến hành định kỳ 05 năm một lần.
Ngoài ra, còn có kiểm kê đất đai theo chuyên đề phụ thuộc yêu cầu thực tế mang tính thời điếm trong quản lý nhà nước về đất đai (theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài .nguyên và Môi trường) (khoản 4 Điều 34 Luật đất đai 2013).
– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 05 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai (khoản 3.Điều 34 Luật đất đai 2013).
Đây là trách nhiệm, công việc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện quản lý hành chính về đất đai (cơ quan thực hiện trực tiếp việc kiểm kê đất đai là Văn phòng đăng ký đất đai, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, công chức địa chính cấp xã);
Các công việc mà cơ quan Nhà nước thực hiện khi kiểm kê đất đai là điều tra, tổng hợp, đánh giá về hiện trạng sử dụng đất dựa trên hồ sơ địa chính, trên thực địa và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thực hiện kiểm kê;
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì mục đích thống kê, kiểm kê đất đai như sau:
– Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
– Làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Làm cơ sở đề xuất điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.
– Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.