Trích lục đăng ký nhận cha mẹ là thủ tục hành chính rất ít khi được sử dụng vì nhu cầu thực tế với thủ tục này là không cao và dành riêng cho một bộ phận nhỏ người dân. Hãy xem trình tự thủ tục thông qua bài viết dưới đây của LSX.
Căn cứ:
- Luật hộ tịch năm 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Thông tư 15/2015/TT-BTP
Nội dung tư vấn
1. Trường hợp được quyền trích lục
Có hai trường hợp để yêu cầu UBND trích lục đăng ký nhận cha mẹ đó là:- Công dân yêu cầu trích lục
- Cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện công vụ yêu cầu
2. Thủ tục trích lục
Thành phần hồ sơ:
- Hộ chiếu/ Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có dán ảnh cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp (còn giá trị sử dụng)
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú
- Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ theo mẫu
- Văn liên quan đến nhận cha mẹ
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục
Số lượng hồ sơ: 1 (bộ)
Thẩm quyền: UBND cấp phường/xã/ thị trấn
Thời gian: 3 ngày làm việc
Quy trình:
- Người yêu cầu cấp bản sao trích lục trực tiếp hoặc thông qua người đại diện nộp hồ sơ tại bộ phận một của của UBND cấp xã, phường, thị trấn; Trường hợp cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp trích lục bản sao đăng ký nhận cha mẹ của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu;
- Cán bộ tư pháp, hộ tịch tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục;
- Trình Chủ tịch ủy ban nhân dân ký trích lục hộ tịch;
THAM KHẢO DỊCH VỤ CỦA LSX