Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

bởi DuongAnhTho
Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Thủ tục xét xử sơ thẩm là cách thức, trình tự tiến hành lần đầu đối với một vụ án hoặc xét xử lại vụ án từ đầu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Chính vì thế mà đòi hỏi những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải tập trung trí tuệ, xử lý các tình huống một cách mau lẹ, các lý lẽ đưa ra không chỉ đòi hỏi sự chính xác mà phải có sức thuyết phục, nhưng đồng thời lại phải tuân theo những quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là cách thức tổ chức ở cấp thứ nhất; trong đó Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS tiến hành xem xét,  giải quyết vụ án bằng việc ra bản án xác định bị cáo có tội hay không có tội; quyết định hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với bị cáo; cũng như ra các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục của một phiên toà xét xử sơ thẩm

 Giai đoạn 1: Thủ tục bắt đầu phiên toà xét xử sơ thẩm

+ Khai mạc phiên toà:

– Giai đoạn 2: Tranh tụng tại phiên toà:

Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung .

Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.

Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên chỉ được công bố những lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;

b) Người được xét hỏi không khai tại phiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố;

c) Người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra, truy tố;

d) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.

Chủ toạ hỏi bị cáo, hỏi bị hại, đương sự hoặc người địa diện của họ, người làm chứng.

Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự xem xét vật chứng, nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, xem xét tại chỗ….

Điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành, tham gia tố tụng trình bày ý kiến để làm rõ nhưng quyết định, hành vi tố tụng.

– Giai đoạn 3: Nghị án và tuyên án

Trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

1. Bước 1: Thụ lý vụ án

Tiếp nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng do Viện kiểm sát chuyển sang; vào sổ thụ lý vụ án hình sự.

2. Bước 2:  Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

3. Bước 3: Giải quyết yêu cầu trước khi xét xử sơ thẩm

– Yêu cầu, đề nghị của kiểm sát viên

– Yêu cầu, đề nghị của bị can, bị cáo

– Yêu cầu, đề nghị của người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự khác.

– Các yêu cầu, đề nghị khác.

4. Bước 4: Thủ tục tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án

4.1. Giới thiệu thành phần hội đồng xét xử, kiểm sát viên

4.2. Kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng

4.3. Thủ tục xét hỏi

4.4. Thủ tục tranh luận tại phiên tòa và trở lại việc xét hỏi 

4.5. Bị cáo nói lời sau cùng

5. Bước 5: Nghị án và tuyên án

Trên đây là các bước tiến hành thủ tục xét xử vụ án sơ thẩm.

Ý nghĩa của thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

– Góp phần bảo vệ công lí, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ pháp chế;
– Thông qua việc xét xử và đặc biệt là qua xét xử công khai, giai đoạn xét xử sơ thẩm góp phần giáo dục công dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội;
– Hoạt động xét xử tại phiên toà còn góp phần nâng cao ý thức phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác.

Thủ tục tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm

Điều 322 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Những người tham gia tố tụng có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
  • Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện để Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.

Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.

  • Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án.

Trên đây là toàn bộ thủ tục tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm của thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

– Việc xét xử ở tòa án cấp sơ thẩm có sự tham gia của hội thẩm.
– Bản Án, quyết định Sơ Thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay; và là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Nhiệm vụ của thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

– Xét xử lý kịp thời, và công bằng; bảo đảm quyền con người, lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức ốc
– Xét xử đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật; không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội.
– Giáo dục ý thức pháp luật và phòng ngừa tội phạm

Thụ lý vụ án là gì?

Thụ lý vụ án là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện vào sổ thụ lý vụ án. Đây là công việc đầu tiên của Tòa án trong quá trình tố tụng, nếu không có việc thụ lý vụ án dân sự của Tòa án thì không có quá trình tố tụng dân sự tiếp theo. Thụ lý vụ án gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn kiện và vào sổ thụ lý vụ án.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm