Rất nhiều cặp vợ chồng hiện nay đang ly thân, ly thân đang là xu hướng mới của các đôi vợ chồng nhằm mục đích không chung sống với nhau nhưng vẫn là vợ chồng hợp pháp trên giấy tờ. Cúng có nhiều câu hỏi hiện nay như ly thân có chấm dứt quan hệ hôn nhân không; ly thân có phải xin phép không? Và câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất đó là Thủ tục xin ly thân theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp luật
Ly thân là gì?
Trong quy định pháp luật về hôn nhân gia đình hiện nay không có quy định cụ thể về ly thân là gì, điều kiện hay thủ tục ly thân.
Đây chỉ là cách nói thông thường khi các cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân và chọn cách không sống chung với nhau, nhưng chưa thực hiện các thủ tục ly hôn.
Pháp luật không thừa nhận việc vợ chồng bạn ly thân, và trong thời gian “ly thân”, vẫn được coi là thời kỳ hôn nhân của hai người. Vì vậy, nếu cuộc sống hôn nhân của bạn và chồng bạn không hạnh phúc và bạn không muốn tiếp tục sống cùng chồng, tuy nhiên chưa đến mức phải ly hôn thì bạn và chồng bạn có thể ly thân mà không cần thực hiện bất cứ thủ tục nào.
Khái niệm ly thân được hiểu một cách đơn giản là hai vợ chồng sống chung hoặc sống riêng nhưng không có quan hệ vợ chồng (quan hệ tình dục).
Nếu sau quá trình ly thân, cuộc sống hôn nhân của vợ chồng bạn rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì bạn và chồng bạn có thể tiến hành thủ tục ly hôn.
Ly thân có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng không?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3, khoản 1 Điều 57, Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ:
– Ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Thời điểm vợ hoặc chồng chết.
– Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Như vậy, việc ly thân hiện nay không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Khi ly thân, vợ chồng vẫn phải đảm bảo các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quan hệ giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật.
Thủ tục xin ly thân theo quy định
Vì pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề ly thân, do đó các thủ tục ly thân không tồn tại. Thông thường, để thể hiện tình trạng ly thân, các cặp vợ chồng thường không sống chung với nhau nhưng vẫn giữ mối quan hệ vợ chồng trên pháp luật.
Trong lịch sử lập pháp và các văn bản pháp luật hiện hành mà cụ thể là Luật hôn nhân gia đình 2014 không thừa nhận vấn đề ly thân, thực tế trong Luật hôn nhân gia đình 2014 không có một cụm từ nào được gọi là ly thân. Do đó cần phải hiểu đây chỉ là một thuật ngữ xã hội mà không phải là một thuật ngữ pháp lý. Cũng chính vì thế mà không có thủ tục nào gọi là thủ tục ly thân.
Khi đang tồn tại quan hệ hôn nhân, vợ chồng không được chung sống như vợ chồng với người khác. Hiện nay, do lối sống của một bộ phận dân cư đã thay đổi nên giá trị gia đình cũng thay đổi theo. Hiện tượng người đang có vợ hoặc có chồng chung sống hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác xảy ra tương đối phổ biến. Hành vi đó là vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ và quyền của vợ chồng mà pháp luật đã quy định trong khi ly thân.
Đã ly thân với vợ thì có được quyền chung sống với người mà mình yêu không?
Tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
…
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”
Theo đó, vì trong thời gian ly thân hai người vẫn là vợ chồng với nhau nên nếu như vợ hoặc chồng có quan hệ tình cảm với một người khác, chung sống như vợ chồng với người khác thì được coi là ngoại tình, vi phạm chuẩn mực đạo đức, chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Đây là một trong những hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm.
Yêu người khác khi đang ly thân có thể bị xử phạt hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
” Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.”
Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể về việc xử phạt đối với hành vi yêu người khác khi đang ly thân, tuy nhiên nếu như khi đang ly thân mà chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.”
Như vậy, nếu trong thời gian ly thân mà chung sống như vợ chồng với người khác thì không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Theo đó, nếu như khi đang ly thân mà chung sống như vợ chồng với người khác làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục xin ly thân theo quy định pháp luật năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến kết hôn với người Nhật Bản. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Ly thân có được quen người khác không?
- Ly thân có cần ra tòa không theo quy định năm 2022?
- Phân biệt ly hôn và ly thân
Câu hỏi thường gặp
Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản hiện hành chưa có chế định về ly thân, cũng như không có bất kì các qui định nào của pháp luật về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai vợ chồng. Hơn nữa ly thân cũng không phải là căn cứ bắt buộc trước khi giải quyết ly hôn. Do đó, bản chất của quá trình ly thân là việc chồng và vợ không cùng ở chung với nhau, ăn chung, sinh hoạt chung….
Việc ly thân giữa vợ và chồng không phải là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy bạn không thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly thân của mình. Quá trình ly thân do vợ chồng tự bàn bạc thỏa thuận. Vợ chồng có thể thỏa thuận việc ly thân bằng văn bản thông qua một mẫu đơn ly thân.
Căn cứ quy định tại Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 655. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác
1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
2. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.”
Như vậy căn cứ quy định trên trường hợp vợ chồng đang trong quá trình ly thân vẫn còn quan hệ vợ chồng thì nếu chồng bạn mất mà bạn vẫn được thừa kế di sản trừ trường hợp bạn thuộc một trong các trường hợp bị luật cấm nhận di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”