Tài sản bảo đảm là một thuật ngữ dùng để chỉ những tài sản được chủ sở hữu mang ra để bảo đảm nghĩa vụ của mình. Và đó thường là nghĩa vụ trả nợ của chủ sở hữu. Với rất nhiều loại hình và biện pháp bảo đảm mà người chủ sở hữu tài sản có thể tiếp nhận như thế chấp, cầm cố, đặt cọc, ký quỹ,… những hình thức này đều cần có tài sản bảo đảm. Và khi người sở hữu tài sản không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình đúng thời hạn, tài sản sẽ bị xử lý hay còn gọi là xử lý tài sản bảo đảm. Vậy xử lý tài sản bảo đảm khi nào? Xử lý tài sản bảo đảm như thế nào? Và thủ tục xử lý tài sản bảo đảm được quy định ra sao?
Tất cả những thắc mắc liên quan đến vấn đề này sẽ được LSX giải đáp trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Tài sản bảo đảm quy định như thế nào?
Tùy vào loại biện pháp sẽ có yêu cầu riêng đối với tài sản bảo đảm. Cụ thể, Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản bảo đảm.
- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm; trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
Theo đó tất cả các tài sản thuộc về sở hữu của bên bảo đảm đều có thể dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; kể cả tài sản được hình thành trong tương lại.
Tuy nhiên cần lưu ý đối với từng loại biện pháp sẽ có điều kiện riêng về tài sản. Ví dụ hợp đồng vay tín chấp không yêu cầu tài sản bảo đảm; biện pháp cầm cố không thể bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai.
Tài sản bảo đảm bị xử lý trong những trường hợp nào theo quy định?
Căn cứ Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Theo đó, tài sản dùng để bảo đảm cho việc vay ngân hàng sẽ được xử lý nếu:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Vi phạm các điều khoản theo thỏa thuận của các bệnh hoặc luật có quy định.
Quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm
Đối với việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định và pháp luật liên quan.
Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.
Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.
Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.
Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
Phương thức xử lý tài sản bảo đảm gồm những phương thức nào?
Căn cứ Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:
- Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác. - Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo đó, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
- Bán đấu giá tài sản;
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo 04 phương thức nêu trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Đối với trường hợp bán đấu giá tài sản thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm được quy định ra sao?
Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu như sau:
· Lý do xử lý tài sản.
· Nghĩa vụ được bảo đảm.
· Mô tả tài sản.
· Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
Giao tài sản bảo đảm để xử lý
Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tải sản bảo đảm tại Điều 299 BLDS 2015.
Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Xử lý tài sản bảo đảm
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản sau đây:
· Bán đấu giá tài sản;
· Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
· Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
· Phương thức khác.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm
Điều 307 BLDS 2015 quy định về việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm như sau:
· Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
· Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
· Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Thứ tự trả nợ khi xử lý tài sản bảo đảm
Nghĩa vụ trả nợ có bảo đảm được ưu tiên trước nghĩa vụ trả nợ không có bảo đảm. Nếu có nhiều nghĩa vụ trả nợ cùng có tài sản bảo đảm thì được ưu tiên theo thứ tự có hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba (nắm giữ tài sản cầm cố hay đăng ký thế chấp tài sản trước).
Bộ luật Dân sự cũ trước đây quy định tiền bán tài sản bảo đảm được thanh toán theo thứ tự sau đây: chi phí bảo quản, bán tài sản và xử lý tài sản; nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 không còn quy định cụ thể về thứ tự thanh toán các nghĩa vụ được bảo đảm khi bán tài sản bảo đảm.
Khi bán tài sản bảo đảm thì thứ tự thu nợ gốc và lãi thế nào là do sự thỏa thuận của các bên. Riêng với các tổ chức tín dụng, “đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau” từ tiền bán tài sản bảo đảm.
Bộ luật Dân sự cũ đã quy định không hợp lý về việc thanh toán thiếu tiền bán tài sản bảo đảm. Đó là, nếu tiền bán tài sản bảo đảm trả nợ thiếu, thì bên bảo đảm “phải trả tiếp phần còn thiếu”. Điều này chỉ đúng trong trường hợp bên bảo đảm đồng thời cũng chính là bên có nghĩa vụ trả nợ, còn nếu bên bảo đảm là bên thứ ba, thì nghĩa vụ của bên bảo đảm phải được chấm dứt, chứ không thể khoác cho họ một trách nhiệm vô lý như vậy. Trách nhiệm tiếp tục trả nợ chỉ có thể là của bên có nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp.
Trong trường hợp nhiều bên cùng nhận thế chấp hàng hóa thì thứ tự ưu tiên của các bên nhận thế chấp hàng hóa là theo thứ tự đăng ký thế chấp. Tuy nhiên, trên thực tế không bảo đảm quyền ưu tiên theo thứ tự đăng ký thế chấp, mà theo khả năng quản lý, nắm giữ, thu giữ trực tiếp (giông với cầm cố).
Vấn đề về thanh toán khoản nợ không có bảo đảm
Việc thanh toán khoản nợ không có bảo đảm (trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã) sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, bị cấm đôi với doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu thực hiện thì sẽ vô hiệu.
Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định theo “thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng”. Ví dụ, nếu “bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố” sau thời điểm đăng ký thế chấp, thì không được ưu tiên hơn bên nhận thế chấp.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, việc cầm cố tài sản có hiệu lực đối khống với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Việc thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Việc cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đôi kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.
Như vậy, nếu một bên cùng nhận cầm cố, thế chấp một tài sản với bên nhận bảo đảm khác, thì bên nào nắm giữ tài sản cầm cố hoặc đăng ký thế chấp trước, sẽ có quyền ưu tiên hơn bên kia.
Nếu bên cầm giữ tài sản bảo đảm cầm giữ tài sản sau thời điểm bên nhận thế chấp đăng ký thế chấp, thì không được quyền ưu tiên thanh toán trước, nhưng lại có quyền được yêu cầu thanh toán xong nghĩa vụ thì mối giao trả tài sản cầm giữ, nên thực tế vẫn có ưu thế hơn bên nhận thế chấp (bên có quyền xử lý tài sản).
Tuy nhiên, đang có một số quy định khác không rõ ràng. Chẳng hạn, quy định “khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nỢ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng” trong một số trường hợp (không phụ thuộc vào thời điểm giao dịch hay xác định thứ tự đốì kháng) có tiếp tục được hiểu là được ưu tiên trước tất cả các biện pháp bảo đảm, kể cả việc cầm giữ tài sản hay không? Điều này vẫn còn tranh cãi vì không được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định, trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán các chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ trong tương lai có thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm đó, không phụ thuộc vào thời điểm xác lập giao địch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ trong tương lai.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì?
- Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
- Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Thành lập công ty Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; cụ thể quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015:
Cầm cố tài sản
Thế chấp tài sản
Đặt cọc
Ký cược
Ký quỹ
Bảo lãnh
Bảo lưu quyền sở hữu
Tín chấp
Cầm giữ tài sản
Các biện pháp này được sử dụng như là nghĩa vụ phụ; nhằm bổ sung, bảo đảm cho nghĩa vụ chính được thực hiện. Thông thường những biện pháp được áp dụng riêng biệt cho từng loại hợp đồng; nhằm nâng cao hiệu quả và phụ hợp nội dung, tài sản giao dịch.
Ví dụ: với hợp đồng mua bán nhà ở, đất đai thường sử dụng biện pháp đặt cọc. Hợp đồng vay có thể sử dụng đa dang các biện pháp từ thế chấp, cầm cố đến tín chấp. Hợp đồng thuê tài sản áp dụng biện pháp ký cược.
Do đó, để có đạt được hiệu quả tốt đa khi áp dụng biện pháp này; cần hiểu rõ nội dung quy định từng loại; lựa chọn phù hợp với hợp đồng và đối tượng của hợp đồng. Ví dụ bảo đảm việc mua bán nhà đất với biện pháp tín chấp thì khó đạt được kết quả mong muốn.
Việc chấm dứt biện pháp bảo đảm sẽ được tính từ thời điểm các bên hoàn thành hết tất cả nghĩa vụ theo thỏa thuận. Tức là nghĩa vụ chính được hoàn thành thì nghĩa vụ phụ bảo đảm sẽ chấm dứt. Hoặc trường hợp các bên thỏa thuận chấm dứt; tức là dù nghĩa vụ chưa hoàn thành xong nhưng bên kia đồng ý thì có thể xem không cần tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Hoặc tài sản bảo đảm không còn tồn tại.