Vụ việc “Giám đốc bệnh viện ở Tiền Giang thuê giết người vì ghen tuông” đã gây chấn động thời gian qua. Ngày 9/4, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, cơ quan CSĐT đã bắt khẩn cấp ông Nguyễn Văn Ngưu (57 tuổi); Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy để điều tra về hành vi “Giết người”. Vậy với hành vi thuê giết người bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật hình sự của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nội dung tư vấn
Thuê giết người bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội giết người
Hành vi thuê giết người có thể được định nghĩa là trường hợp một người trả tiền; hoặc lợi ích vật chất khác cho một người khác; để họ giết người mà mình muốn. Người phạm tội không muốn trực tiếp thực hiện hành vi giết người; nên đã dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác; để thuê người thực hiện. Người thuê chính là người có ý định giết người; ra quyết định và chỉ đạo việc giết người. Cần phải lưu ý, người thuê phải dùng lợi ích vật chất để thuê người khác giết người; nếu chỉ vì nể nang, hoặc sợ mà giết người thì không phải là thuê giết người.
Theo Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự quy định:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”
Như vậy, người thuê giết người lẫn người giết người thuê đều cố ý phạm vào tội giết người; nên được coi là đồng phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thuê giết người được xác định là người tổ chức. Còn người trực tiếp giết người thì được xác định là người thực hành. Cả hai người này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người; và phải chịu hình phạt như sau:
Cụ thể, tại Điều 123 Bộ luật Hình sự quy định: Đối với khung cơ bản của “Tội giết người” như sau: “Người nào giết người mà không thuộc các trường hợp tại khoản 1 thì sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm“. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm; phạt quản chế, hoặc cấm cư trú từ 1-5 năm.
Thuê giết người phải chịu trách nhiệm hình sự nặng hơn
Quy định về hình phạt nêu trên áp dụng cho người phạm tội giết người là ở khung cơ bản. Trên thực tế, người thuê giết người đã có những tình tiết tăng nặng; và tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự khác; nên hình phạt áp dụng sẽ nặng hơn với tội giết người thông thường.
Thứ nhất, thuê giết người là một tình tiết định khung tăng nặng tại điểm m Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự:
“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;”
Khi đó, người phạm tội thuộc khung tăng nặng của “Tội giết người” nêu trên sẽ bị phạt tù từ 12-20 năm; chung thân hoặc tử hình tùy từng trường hợp.
Thứ hai, người thuê giết người (là người chủ mưu trong đồng phạm); và nguyên tắc của pháp luật hình sự tại điểm c Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự quy định:
“c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;”
Như vậy, người thuê giết người sẽ phải chịu trách nhiệm nặng hơn so với phạm tội giết người thông thường.
Thứ ba, trong trường hợp thuê giết người là hành vi đồng phạm phù hợp với tình tiết “phạm tội có tổ chức”; thì người phạm tội còn phải chịu một tình tiết định khung tăng nặng tại điểm a Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự quy định:
“Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;”
Tuy nhiên, tội giết người đã có tình tiết định khung tăng nặng là “phạm tội có tổ chức”; nên sẽ không được tính làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nữa.
Nói chung, người thuê giết người sẽ phải chịu hình phạt nặng hơn so với tội phạm giết người bình thường.
Hy vọng bài viết “Thuê giết người bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?” sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ với Luật sư X khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Thế nào là thuê giết người và giết người thuê?” answer-0=”Thuê giết người là trường hợp người phạm tội không trực tiếp hành động, mà giấu mặt, dùng tiền hoặc lợi ích vật chất, tinh thần để yêu cầu người khác thực hiện hành vi giết người. Giết người thuê là hành vi của người mà trước đó không có ý thức muốn giết người khác nhưng vì được người khác thuê nên đã thực hiện hành vi giết người theo yêu cầu của người thuê để nhận được những lợi ích nhất định. Thuê giết người và giết người thuê có mói quan hệ mật thiết với nhau, cái này là tiền đề của cái kia, thiếu một trong hai cái thì không có trường hợp giết người này xảy ra (có người thuê, mới người làm thuê). ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Giết người có tính chất côn đồ được hiểu như thế nào?” answer-0=”Giết người có tính chất côn đồ được hiểu là trường hợp khi giết người, người phạm tội rõ ràng đã coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, giết người vô cớ (không có nguyên cớ) hoặc cố tình sử dụng những nguyên cớ nhỏ nhặt để giết người.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Trường hợp giết người do phòng vệ chính đáng có phạm tội giết người không?” answer-0=”Theo Điều 123 Bộ luật Hình sự: Hành vi của tội giết người là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác thông qua các hành động như: đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, dìm xuống nước, đầu độc, bóp cổ, treo cổ, chôn sống… Hành vi phạm tội có thể là hành động hoặc không hành động. Các phương tiện thường sử dụng như súng, dao, gậy, tay chân, thuốc độc, v.v.. Tuy nhiên, hành vi tước đoạt tính mạng nêu trên phải là hành vi trái pháp luật mới cấu thành tội giết người. Do đó, nếu có hành vi tước đoạt tính mạng người khác nhưng thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc thi hành bản án tử hình thì không phạm tội giết người. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]