Căn cứ pháp lý
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Thuê người thi hộ là hành vi như thế nào?
Thứ nhất cần phân biệt, hanh vi thuê người thi hộ; làm giả và sửa chữa để xác định đúng hành vi vi phạm pháp luật. Làm giả là hành vi của người không có chức năng, quyền hạn đã sử dụng các thủ đoạn, phương pháp để tạo ra các giấy tờ, tài liệu giống như thật. Các giấy tờ, tài liệu có thể bị giả một phần hoặc toàn bộ. Sửa chữa là hành vi tẩy xóa các nội dung của giấy tờ, tài liệu thật và thay thế các nội dung khác vào đó.
Thứ hai, chúng ta phải xác định hành vi học hộ, thuê người thi hộ là hành vi trái pháp luật giáo dục, mà cụ thể là các hành vi học sinh, sinh viên (HSSV) không được làm theo quy định của Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo: Các hành vi HSSV không được làm; Gian lận trong thi cử: …học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, trực hộ;…; Tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.
Thuê người thi hộ xử lý thế nào?
Nếu chỉ giả mạo giấy tờ này để thuê người thi hộ, học thuê thì bị xử lý theo quy định Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ quy định:
– SV đi thi hộ
– Hoặc nhờ người khác thi hộ,
Đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất; buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
Đối với hành vi làm giả CMND, sử dụng CMND giả để thuê người thi hộ, thi hộ người khác:
Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình đã xác định:
-Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng CMND.
– Phạt tiền từ hai triệu đồng đến bốn triệu đồng; đối với một trong những hành vi sau đây: Làm giả CMND;
– Sử dụng CMND giả.
Dấu hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Đối với trường hợp có dấu hiệu tội phạm (làm giả CMND hoặc sử dụng CMND giả để thuê người thi hộ) thì người có hành vi làm giả CMND, sử dụng CMND giả để thi hộ đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 tại Điều 341; tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
– Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức; hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng; hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, việc một số SV đã làm CMND giả; hoặc nhận CMND giả từ người khác để thi hộ đều có đầy đủ dấu hiệu của tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định Luật hình sự.
Trong trường hợp, thuê người thi hộ không phải là người trực tiếp làm giả CMND. Thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm giả; mà chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi sử dụng CMND giả để thi hộ.
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Sinh viên đi thuê người thi hộ; hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm. Đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai
Không chỉ chịu hình phạt kỷ luật theo quy định về quản lý giáo dục. mà hành vi học hộ, thi hộ còn có thể bị xử lý hành chính:
Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy chế thi có thể bị phạt lên tới 5.000.000 đồng