Thuê người yêu đi chơi trung thu có phạm pháp

bởi Luật Sư X
Thuê người yêu đi chơi trung thu có phạm pháp

Cứ mỗi lần các ngày lễ như Valentine, 8/3, noel hay Trung thu cận kệ, dịch vụ thuê người yêu với các “dịch vụ yêu đương” giá cả phải chăng xuất hiện đầy rẫy trên mạng. Trên thực tế, các hợp đồng thuê này có phát sinh. Vậy, việc thuê làm người yêu tạm thời với những thỏa thuận này có được pháp luật công nhận hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Có hợp pháp hay không việc thuê người yêu vào dịch Trung thu?

Căn cứ vào pháp luật dân sự và pháp luật thương mại thì không có một quy định cụ thể nào cho dịch vụ thuê làm người yêu. Tuy nhiên, nếu dựa vào bản chất của hợp đồng này thì có thể xét đây là một loại hợp đồng dịch vụ. Cụ thể tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015: 

Điều 513. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Theo đó, bên làm người yêu thuê sẽ cung cấp dịch vụ làm người yêu cùng với những nghĩa vụ các bên đã thỏa thuận. Còn bên thuê phải trả cho bên cho thuê một khoản tiền gọi là tiền thù lao cung ứng dịch vụ. 

Công việc thỏa thuận ở đây phải là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội, phải được xã hội thừa nhận và tôn trọng. Quy định cụ thể tại Điều 514 Bộ luật dân sự 2015

Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

Như vậy, nếu việc thỏa thuận về thuê người yêu đáp ứng được các yêu cầu trên thì được công nhận là một hợp đồng cung ứng dịch vụ hợp pháp. 

2. Thuê người yêu vào dịp trung thu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Việc thuê người yêu chỉ được công nhận là một giao dịch dân sự hợp pháp khi các thỏa thuận về công việc thực hiện không vi phạm điều cấm. Cũng bởi vậy, nếu việc thuê người yêu nhằm thực hện việc hiếp dâm, cưỡng dâm, mại dâm, môi giới mại dâm,… thì sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chẳng hạn như việc lợi dụng dịch vụ thuê người yêu để mua dâm thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính/hình sự về tội mua dâm. 

Đối với xử phạt hành chính thì mức phạt với hành vi mua dâm chỉ là xử phạt hành chính theo nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 22. Hành vi mua dâm

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.

Như vậy, hành vi mua dâm bị truy cứu trách nhiệm hành chính có thể phạt lên 5 triệu đồng nếu có hành vi nghiêm trọng bằng việc mua dâm nhiều người cùng 1 lần. 

Đối với xử phạt hình sự, Căn cứ vào Điều 329 Bộ Luật hình sự 2015 có quy định như sau:

Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Mua dâm 02 lần trở lên;

….

Như vậy, đối với tội mua dâm, người vi phạm có thể phạt đến 7 năm tù cho hành vi mua dâm nhiều lần và những hành vi có tính chất nghiêm trọng khác. 

Bởi vậy, hợp đồng thuê người yêu vẫn luôn được đánh giá là một hành vi có tính rủi ro cao. Bạn nên cẩn trong khi giao kết hợp đồng này 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm