Đánh bạc là một khái niệm không hề xa lạ trong xã hội từ trước đến nay. Có nhiều hình thức đánh bạc trái phép có thể kể đến như lô đề, cá độ bóng đá, chọi gà, xóc đĩa… Nhằm ngăn chặn những hành vi này, pháp luật đã quy định các chế tài nghiêm khắc đối với những cá nhân thực hiện hành vi đánh bạc trái phép này. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc sau khi bắt giữ đối tượng thì Tiền thắng do chơi bài trái phép khi bị tịch thu sẽ xử lý thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này cũng như cung cấp cho bạn các thông tin liên quan, mời bạn cùng theo dõi.
Cơ sở pháp lý
Đánh bạc là gì? Các hình thức đánh bạc phổ biến
Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào; với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước; có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện; không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Các hình thức đánh bạc trái phép thường gặp; có thể kể đến như: lô đề, đánh bài tú lơ khơ ăn tiền, xóc đĩa, cá độ bóng đá ăn tiền,…
Tội đánh bạc xâm phạm vào trật tự an toàn công cộng; khác với pháp luật của một số nước tư bàn quỵ định cho phép hoạt động đánh bạc; pháp luật nước ta nghiêm cấm mọi hoạt động đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào và coi đây; là hành vi xậm phạm đến trật tự an toàn xã hội.
Đánh bao nhiêu tiền thì bị xử lý về Tội đánh bạc?
Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP giải thích, đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Trên thực tế, hành vi đánh bạc trái phép được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh bài tây, chơi tổ tôm, xóc đĩa, chơi lô, đề, cá độ bóng đá, chọi gà, cá độ đua ngựa, đua xe,…
Đánh bạc trái phép có thể xuất hiện ở bất cứ đâu và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các tệ nạn xã hội. Để ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi này, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về Tội đánh bạc tại Điều 321 với mức phạt lên đến 07 năm tù.
Cụ thể, Điều 321 Bộ luật Hình sự quy định như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo quy định trên, người tham gia đánh bạc trái phép chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong 02 trường hợp:
– Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền/hiện vật trị giá từ 05 triệu đồng trở lên;
– Đánh bạc trái phép bằng tiền/hiện vật trị giá dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị xử lý hình sự về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc mà chưa được xóa án tích.
Như vậy, không chỉ phụ thuộc vào số tiền dùng để đánh bạc, kể cả tham gia đánh bạc với số tiền nhỏ, người chơi vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã từng bị xử phạt về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc.
Về việc xác định tài sản tham gia đánh bạc, tại Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP từng quy định, tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc bao gồm:
– Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
– Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc;
– Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.
Nếu nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật đánh bạc với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc.
Hiện nay, Nghị quyết 01 đã hết hiệu lực và chưa có văn bản nào hướng dẫn thay thế.
Tiền thắng do chơi bài trái phép khi bị tịch thu sẽ xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 47 Bộ luật hình sự 2015 quy định về việc tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm như sau:
1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì tiền thắng được do đánh bài trái phép thuộc trường hợp khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội sẽ bị tịch thu vào Ngân sách nhà nước.
Có các biện pháp tư pháp nào đối với người phạm tội?
Căn cứ theo Điều 46 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các biện pháp tư pháp như sau:
1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:
a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
c) Bắt buộc chữa bệnh.
2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:
a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;
d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
- Cha mẹ không chia tài sản cho con có được hưởng thừa kế?
- Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế hay không theo quy định?
- Người theo tôn giáo có thể trở thành công an được không?
- Mẫu đơn xin phép xây dựng công trình tôn giáo mới 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tiền thắng do chơi bài trái phép khi bị tịch thu sẽ xử lý thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào các quy định đã nêu, người không trực tiếp tham gia đánh bạc mà chỉ ở cạnh xem thì sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, khi bị cơ quan công an bắt giữ, người xem đánh bạc phải chứng minh được việc mình có mặt tại đây chỉ là xem chứ không tham gia chơi.
Thực tế, việc chứng minh này không hề dễ dàng. Vì thế, tuyệt đối không nên đến các sới bạc, dù chỉ ngồi xem do tò mò hay thích thú.
Trong trường hợp cho người khác mượn tiền nhưng bạn không biết mục đích của họ là dùng số tiền đó để đánh bạc thì coi như hành vi cho mượn tiền này là một giao dịch dân sự bình thường. Vì bạn không biết mục đích của người này nên bạn cũng không thuộc trường hợp không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm, hoặc người giúp sức do đó bạn không bị tội gì.
Tuy nhiên, đối với trường hợp bạn đã biết mục đích của người này là vay tiền để đánh bạc nhưng bạn vẫn cho vay. Có thể được xem là đồng phạm trong tội đánh bạc.
Nếu chưa đến mức xử lý hình sự, người tham gia đánh bạc vãn sẽ bị xử lý, tuy nhiên ở mức nhẹ hơn. Cụ thể, Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính với các hành vi đánh bạc trái phép như sau:
– Phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
– Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi:
+ Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
+ Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
+ Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
Tiền thắng do chơi bài trái phép khi bị tịch thu sẽ xử lý thế nào?